Phân tích lợi ích và chi phí (Cost-Benefit Analysis - CBA) là gì? Ưu, nhược điểm
Mục Lục
Phân tích lợi ích và chi phí (Cost-Benefit Analysis)
Phân tích lợi ích và chi phí trong tiếng Anh là Cost-Benefit Analysis; viết tắt là CBA.
"Phân tích lợi ích và chi phí (CBA), hay còn gọi là phân tích kinh tế, là phân tích mở rộng của phân tích tài chính, được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và các cơ quan quốc tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không" (Frances Perkins, 1994)
Mục đích của CBA
CBA có hai mục đích:
- Xác định có nên ra quyết định đầu tư hay không (tính đúng đắn/khả thi)
- Cung cấp một cơ sở để so sánh dự án. Nó liên quan đến việc so sánh tổng chi phí dự kiến của từng lựa chọn so với tổng lợi ích dự kiến, để xem liệu những lợi ích có lớn hơn chi phí, và lớn hơn bao nhiêu.
Các nguyên tắc của CBA trong phân tích chính sách công
+ Chi phí là tất cả các chi phí bất kể ai gánh chịu
+ Lợi ích là tất cả các lợi ích bất kể ai hưởng thụ
+ Phải có một đơn vị đo lường chung
+ Phải dựa trên đánh giá của người tiêu dùng và người sản xuất vì nó thể hiện hành vi thực sự của họ
+ Phân tích một dự án nên so sánh giữa "có và không có" dự án
+ Phải xác định rõ quan điểm phân tích
+ Tránh tính hai lần các lợi ích và chi phí
+ Xác định tiêu chí quyết định các dự án
+ Phải xác định rõ tác động tăng thêm và thay thế
Ưu điểm và nhược điểm của CBA
Ưu điểm
- Cung cấp thông tin giúp xã hội ra quyết định về việc phân bổ nguồn lực hiệu quả giữa các mục tiêu sử dụng cạnh tranh lẫn nhau (sự rõ ràng và tin cậy cho việc ra chính sách)
- Cung cấp khung phân tích vững chắc cho việc thu thập dữ liệu cần thiết
- Giúp tổng hợp và lượng hóa bằng tiền các tác động của dự án (có giá và không có giá thị trường).
Nhược điểm
- Không phải dự án công nào cũng có thể đo lường hết lợi ích chi phí
- Khó khăn trong xác định phạm vi tác động
- Khó khăn trong thu thập số liệu
- Có thể tốn kém làm tăng chi phí của dự án
(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Cơ sở phân tích chính sách kinh tế, TS. Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính)