1. Tài chính doanh nghiệp

Phân tích khoảng trống hiệu suất (Gap Analysis) của một công ty là gì? Đặc điểm và Ứng dụng

Mục Lục

Phân tích khoảng trống hiệu suất

Khái niệm

Phân tích khoảng trống hiệu suất trong tiếng Anh là Gap Analysis.

Phân tích khoảng trống hiệu suất là quá trình các công ty đánh giá hiệu suất hiện tại của họ với hiệu suất mong muốn, hay hiệu suất mà họ dự kiến. 

Phương pháp phân tích này được sử dụng để xác định xem công ty có đáp ứng các mục tiêu được đề ra, và sử dụng tài nguyên của họ một cách hiệu quả hay không.   

Phân tích khoảng trống hiệu suất là công cụ giúp các công ty nhận biết tình trạng thái hiện tại bằng cách đo lường các tiêu chí thời gian, tiền bạc và lao động và so sánh với các mục tiêu của họ.    

Bằng cách xác định và phân tích các khoảng trống về thời gian, tiền bạc và lao động, ban quản lí có thể xây dựng kế hoạch hành động, để cải thiện hiệu quả hoạt động và bù đắp các khoảng trống hiệu suất.   

Đặc điểm Phân tích khoảng trống hiệu suất 

Phân tích khoảng trống hiệu suất hữu dụng nhất đối với các công ty không tận dụng tối ưu nguồn lực, vốn và công nghệ, từ đó không thể phát huy hết tiềm năng mà công ty sở hữu.  

Phân tích khoảng trống hiệu suất rất quan trọng đối với việc đánh giá các loại hiệu suất mà một công ty có. Phương pháp này cho phép các công ty xác định vị thế hiện tại của mình và vị trí họ muốn vươn lên trong tương lai.   

Các công ty có thể xem xét lại các mục tiêu của mình thông qua phân tích khoảng trống hiệu suất , xem xét xem liệu họ có đang đi đúng hướng để hoàn thành các mục tiêu của mình hay không.   

Phân tích khoảng trống hiệu suất được cho là khó sử dụng hơn và ít được sử dụng hơn so với phân tích độ nhạy, nhưng nó vẫn được áp dụng để đánh giá mức độ chịu rủi ro của công ty đối với các thay đổi trong cấu trúc.  

Các bước Phân tích khoảng trống hiệu suất 

Có bốn bước trong phân tích khoảng trống hiệu suất để tổng hợp và xác định các lĩnh vực cần được cải tiến, đồng thời vạch ra một kế hoạch hành động cụ thể để cải thiện hiệu suất công ty.     

Bốn bước để phân tích khoảng trống hiệu suất là xây dựng các mục tiêu của công ty, định chuẩn với trạng thái hiện tại, phân tích dữ liệu khoảng trống hiệu suất và lập báo cáo khoảng trống hiệu suất.    

 - Bước 1: phác thảo và xác định chính xác các mục tiêu của công ty, lưu ý mục tiêu cần phải cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và kịp thời.   

 - Bước 2: sử dụng dữ liệu lịch sử ể đo lường hiệu suất hiện tại của công ty và so sánh với mục tiêu đề ra.   

 - Bước 3: phân tích dữ liệu thu thập được để tìm ra lí do tại sao hiệu suất hiện hành lại dưới mức công ty mong muốn.  

 - Bước 4: tổng hợp báo cáo dựa trên dữ liệu định lượng thu thập được, nêu lí do định tính tại sao dữ liệu nằm dưới điểm chuẩn ban đầu. Nêu các hành động cần thiết để đạt được mục tiêu được xác định trong báo cáo.   

Ứng dụng của Phân tích khoảng trống hiệu suất    

Phân tích khoảng trống hiệu suất có thể được sử dụng bởi các công ty ở các qui mô khác nhau, từ các tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Những lĩnh vực có thể sử dụng gồm có:     

 - Bán hàng 

 - Kiểm soát chất lượng 

 - Quản lí hiệu suất tài chính 

 - Quản lí nguồn nhân lực 

 - Sự hài lòng của nhân viên     

Phân tích khoảng trống hiệu suất trong quản lí tài sản 

Phân tích khoảng trống hiệu suất cũng là một phương pháp quản lí trách nhiệm tài sản có thể được sử dụng để đánh giá rủi ro lãi suất (IRR) hay rủi ro thanh khoản, tuy nhiên nó không gồm có rủi ro tín dụng.   

Phân tích khoảng trống hiệu suất là một phương pháp đo lường IRR đơn giản, mô tả mức chênh lệch giữa các tài sản nhạy cảm với lãi suất, so với các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất, trên bảng cân đối kế toán, trong một khoảng thời gian nhất định.   

Loại phân tích này hoạt động tốt nhất khi các khoản tài sản và nợ phải trả là các dòng tiền cố định. Nguyên nhân là vì hạn chế lớn nhất của phân tích khoảng trống hiệu suất là nó không thể xử lí các mục có nhiều lựa chọn, vì các mục này có dòng tiền không chắc chắn.  

(Theo Investopedia)

 

 

Thuật ngữ khác