1. Marketing

Phân đoạn theo tâm lí học (Psychographic segmentation) là gì?

Mục Lục

Phân đoạn theo tâm lí học 

Phân đoạn theo tâm lí học trong tiếng Anh gọi là: Psychographic segmentation.

Cơ sở lí luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, các yếu tố thuộc tâm lí đóng vai trò quan trọng trong hành vi lựa chọn và mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng.

Phân đoạn thị trường theo tâm lí học là chia thị trường thành các nhóm khách hàng căn cứ vào vị trí xã hội, lối sống và nhân cách của họ.

Theo quan niệm truyền thống, những người làm marketing cho rằng, các tiêu thức thuộc tâm lí học thường được sử dụng để hỗ trợ cho các tiêu thức của nhân khẩu học và địa lí vì tính "khó đo lường" của chúng. 

Nhưng càng ngày người ta càng nhận thấy rằng, thị trường đã có sự biến đổi rất căn bản. Tiêu dùng của con người không đơn giản chỉ vì sự tồn tại mà còn là cách người ta tự thể hiện mình. 

Vì vậy, cơ sở tâm lí học càng được sử dụng nhiều hơn trong phân đoạn và hoạt động marketing, đặc biệt trong kinh doanh các sản phẩm như hàng may mặc, mĩ phẩm, thể thao, dịch vụ giải trí... 

Khi lựa chọn và tiêu dùng những sản phẩm thuộc nhóm này, khách hàng luôn dành sự chú ý đến các đặc tính của sản phẩm gắn với các thuộc tính tâm lí như: lòng tự hào về quyền sở hữu, cá tính, lối sống hơn là những khía cạnh khác. 

Phân đoạn thị trường theo tâm lí đặc biệt có ý nghĩa trong việc tìm kiếm giải pháp truyền thông và quảng cáo.

Phân đoạn thị trường theo tâm lí học là một trong bốn cơ sở chính để phân đoạn thị trường trong marketing. Các cơ sở này đều là nguồn gốc tạo nên sự khác biệt về nhu cầu, ước muốn, các đặc điểm về hành vi và những đòi hỏi marketing riêng.

Mỗi một cơ sở lại bao gồm nhiều tiêu thức (biến số) cụ thể hàm chứa một ý nghĩa riêng trong việc phản ánh những đặc điểm của các đoạn thị trường.

Bảng: các cơ sở và tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường người tiêu dùng

Cơ sở và tiêu thức

Các đoạn thị trường điển hình

Tầng lớp xã hội

Lối sống

Nhân cách

Hạ lưu: trung lưu; thượng lưu;…

Truyền thống; tân tiến; bảo thủ; …

Đam mê; ngao du; độc đoán; tham vọng; …

(Tài liệu tham khảo: Marketing căn bản, GS.TS. Trần Minh Đạo, 2018, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thuật ngữ khác