Phân công lao động trong doanh nghiệp là gì?
Mục Lục
Phân công lao động
Phân công lao động trong tiếng Anh được gọi là: Division of labor.
Phân công lao động thực chất là chia quá trình sản xuất thành các bộ phận khác nhau, bố trí lao động vào các bộ phận đó theo năng lực sở trường và ngành nghề mà người công nhân được đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng vị trí.
Phân công lao động là cơ sở tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động. Sự phân công lao động tất yếu dẫn đến sự hợp tác trong lao động.
Hợp tác lao động là một quá trình mà ở đó nhiều người cùng làm một việc trong một quá trình sản xuất hay ở nhiều quá trình sản xuất khác nhau, có cùng mối liên hệ mật thiết với nhau.
Mối quan hệ giữa phân công lao động hợp tác lao động là hết sức chặt chẽ. Phân công lao động càng sâu bao nhiêu thì hợp tác lao động càng chặt chẽ bấy nhiêu.
Hình thức phân công lao động sản xuất trong doanh nghiệp
Các hình thức phân công lao động sản xuất trong doanh nghiệp là:
a. Phân công lao động theo công nghệ (theo ngành nghề)
Phân công lao động theo công nghệ là hình thức phân công dựa theo tính chất qui trình công nghệ để bố trí lao động sản xuất. Theo hình thức phân công này có các cách phân công chủ yếu sau đây:
+ Phân công dựa theo ngành nghề: Ví dụ: phân công bố trí vào các ngành: gia công cơ khí nguội, ngành đúc , ngành điện,…
+ Căn cứ vào các giai đoạn công nghệ chủ yếu để phân công: công nghệ tiện, phay, bào,…
+ Các nguyên công
+ Các sản phẩm chi tiết
b. Phân công theo mức độ phức tạp công việc
Hình thức này căn cứ vào độ phức tạp công việc để bố trí nhân lực có ngành nghề tương ứng. Ví dụ: trong sản xuất người ta dựa vào cấp bạc kĩ thuật để xác định mức độ phức tạp của công việc để bố trí lao động có cấp bậc tương ứng như công nhân bậc 1, bậc 2, bậc 3,…đến bậc 7.
Năng suất lao động được định nghĩa là sản lượng kinh tế thực tế trên mỗi giờ lao động. (Theo Investopedia)
(Tài liệu tham khảo: Quản trị nhân sự, TS. Trương Minh Đức, Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)