Nguyên tắc phúc lợi được hưởng (Benefit principle) là gì? Các ý kiến về nguyên tắc này
Mục Lục
Nguyên tắc phúc lợi được hưởng (Benefit principle)
Nguyên tắc phúc lợi được hưởng trong tiếng Anh là Benefit principle.
Nguyên tắc phúc lợi được hưởng là lí thuyết truyền thống về cách đánh thuế cho rằng gánh nặng thuế cần được phân bố theo phúc lợi mà mọi người nhận được từ việc cung cấp hàng hóa công cộng. Các đường tổng cầu giả định của dân cư cùng với đường cung sẽ quyết định lượng hàng hóa công cộng cần sản xuất và các đường cầu giả định mua của cá nhân quyết định sự phân phối gánh nặng thuế cho những người nộp thuế.
Các ý kiến về nguyên tắc phúc lợi được hưởng
Khả năng ứng dụng của lí thuyết này phụ thuộc vào chỗ người nộp thuế có sẵn sàng bộc lộ sở thích thực sự của họ về hàng hóa cần tính toán hay không. Vì nguyên tắc loại trừ không đúng đối với hàng hóa công cộng, nên người tiêu dùng có động cơ đánh giá thấp sở thích thực sự của mình và làm giảm phần đóng góp của họ. Trong khi người ta không thể nhận biết được sự cắt giảm cung, do đó có sự thay đổi trong nhu cầu của một người. Nhưng tổng hợp lại, tổng sản lượng sẽ nhỏ hơn mức tối ưu.
Một phê phán khác đối với mô hình này là không có cơ sở lí thuyết hợp lí nào để xác định sự phân phối tối ưu giữa hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng.
Trong thời gian gần đây, lí thuyết này có sự hồi sinh, đặc biệt trong các bài viết của các nhà kinh tế thuộc Trường Đại học Tổng hợp Chicago và các ấn phẩm của Viện nghiên cứu Kinh tế ở London. Những người đứng đầu hai trường phái đó chỉ ra các lĩnh vực chi tiêu công cộng có thể áp dụng nguyên tắc phúc lợi được hưởng. Họ đã chỉ ra rằng có thể thiết kế các chương trình buộc người tiêu dùng phải trả tiền cho hàng hóa công cộng theo phúc lợi mà họ được hưởng khi cung cấp nó.
Nguyên tắc phúc lợi được hưởng chỉ có khả năng vận dụng rất hạn chế đối với hàm phân phối của tài chính công cộng.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)