Nguồn nước liên tỉnh (Intercity Water Source) là gì? Qui hoạch nguồn nước liên tỉnh
Mục Lục
Nguồn nước liên tỉnh (Intercity Water Source)
Nguồn nước liên tỉnh - danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Intercity Water Source.
Nguồn nước liên tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Qui hoạch nguồn nước liên tỉnh
Phân bổ nguồn nước
a) Đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; dự báo xu thế biến động dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước, nhu cầu sử dụng nước;
b) Phân vùng chức năng của nguồn nước;
c) Xác định tỉ lệ phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước, thứ tự ưu tiên và tỉ lệ phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước; xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước;
d) Xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước, giám sát khai thác, sử dụng nước;
đ) Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực trong lưu vực sông, nhu cầu chuyển nước với lưu vực sông khác;
e) Xác định các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước;
g) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện;
Bảo vệ tài nguyên nước
a) Xác định yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái thủy sinh;
b) Xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước;
c) Xác định các công trình, biện pháp phi công trình bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước;
d) Xác định hệ thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước;
đ) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện.
Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
a) Xác định khu vực bờ sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, khu vực bị sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất, xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân và phân vùng tác hại do nước gây ra;
b) Đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại đã xác định;
c) Xác định các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống cảnh báo, dự báo tác hại do nước gây ra;
d) Xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu tác hại do nước gây ra;
đ) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện. (Theo Luật Tài nguyên nước năm 2012)