Người mua có chiến lược (Strategic Buyer) là ai? Đặc điểm và ví dụ
Mục Lục
Người mua có chiến lược
Người mua có chiến lược trong tiếng Anh là Strategic Buyer.
Người mua có chiến lược ám chỉ một công ty mua lại công ty khác trong cùng một ngành kinh doanh, mang lại tính cộng hưởng lớn hơn khi hoạt động riêng lẻ.
Người mua có chiến lược có ý định kết hợp với công ty bị mua để tạo ra giá trị lâu dài, có thể phải cắt giảm các chi phí nhất định ở các bộ phận giống nhau ở hai công ty.
Bởi vì người mua có chiến lược hi vọng sẽ nhận được nhiều giá trị hơn từ việc mua lại so với giá trị nội tại của công ty được mua, nên họ sẽ sẵn sàng trả giá cao để chốt thỏa thuận.
Đặc điểm của Người mua có chiến lược
Người mua có chiến lược luôn luôn là một đối thủ cạnh tranh cùng ngành với công ty mục tiêu.
Chiến lược sẽ phát huy tác dụng khi công ty thâu tóm nhìn thấy cơ hội mở rộng các dòng sản phẩm trên cùng một thị trường, gia nhập vào thị trường mới, đảm bảo các kênh phân phối bổ sung hoặc là tăng hiệu quả hoạt động.
Giả sử một nhà sản xuất thực phẩm đã chế biến thực phẩm trong nhiều thập kỉ và muốn nhảy vào thị trường cung cấp các sản phẩm hữu cơ.
Công ty đó trở thành người mua có chiến lược khi quyết định mua lại một công ty thực phẩm hữu cơ để phục vụ trong cùng một thị trường.
Sau khi mua lại, công ty kết hợp mới sẽ không chỉ được hưởng lợi từ sự cộng hưởng vượt trội mà còn tạo ra sự cộng hưởng sản xuất và phân phối, bằng cách tối ưu năng suất nhà máy và sử dụng cùng một kênh để giao sản phẩm cho khách hàng.
Các chi phí chồng chéo nhau của công ty kết hợp mới có thể được loại bỏ như dư thừa nhà máy, văn phòng hay các dịch vụ đối ngoại.
Tuy nhiên, sự cộng hưởng chi phí (Cost synergy) này lại ảnh hưởng đến người lao động. Tiết kiệm chi phí có thể dẫn tới việc sa thải nhân viên dư thừa; chẳng hạn giảm 2 CFO (giám đốc tài chính) còn 1 CFO, nhân viên bán hàng và tiếp thị có thể giảm xuống, các cấp quản lí cấp trung không còn cần thiết nữa.
Với cơ hội gia tăng tổng doanh số và tăng năng suất cùng một lúc, người mua có chiến lược sẽ biết tận dụng cơ hội tốt để biến 2+2 thành 5.
Ví dụ về Người mua có chiến lược
Một thỏa thuận gây tiếng vang lớn trên toàn nước Mỹ năm 2017, đó là Amazon đã mua Whole Food.
Amazon là người mua có chiến lược với hai mục tiêu chính: thâm nhập tức thời và sâu rộng vào mảng cửa hàng kinh doanh tạp hóa, cùng với một mạng lưới các địa điểm trực tiếp phục vụ cùng loại khách hàng mua sắm trực tuyến tại Amazon.
Người ta hy vọng rằng giá trị tạo ra từ sự kết hợp này sẽ được nhìn thấy qua sự cộng hưởng trong bán hàng trong giai đoạn đầu và sau đó theo thời gian là cộng hưởng cả trong hệ thống phân phối.
(Theo Investopedia)