Nghiệp vụ cho vay (Loan Servicing) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Nghiệp vụ cho vay
Nghiệp vụ cho vay trong tiếng Anh là Loan Servicing.
Nghiệp vụ cho vay bao gồm các công việc hành chính của khoản vay kể từ khi số tiền vay được giải ngân cho người vay đến khi khoản vay được trả hết. Nghiệp vụ cho vay bao gồm gửi báo cáo thanh toán hàng tháng, thu tiền thanh toán hàng tháng, duy trì hồ sơ thanh toán và số dư, thu và nộp thuế và bảo hiểm (và quản lí tiền kí quĩ), gửi tiền cho người vay và theo dõi bất kì khoản thanh toán đến hạn nào.
Đặc điểm của Nghiệp vụ cho vay
Nghiệp vụ cho vay có thể được thực hiện bởi ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cho vay, một tổ chức phi ngân hàng chuyên về dịch vụ vay hoặc nhà cung cấp bên thứ ba cho tổ chức cho vay. Nghiệp vụ cho vay cũng có thể bao gồm nghĩa vụ của người vay là thanh toán kịp thời tiền gốc và lãi cho khoản vay, như một cách để duy trì uy tín tín dụng với người cho vay và các tổ chức xếp hạng tín dụng.
Theo truyền thống, nghiệp vụ cho vay được coi là một chức năng cốt lõi trong các ngân hàng. Các ngân hàng đã ban hành khoản vay, đồng nghĩa với việc họ phải chịu trách nhiệm xử lí việc quản lí khoản vay. Tuy nhiên, sự phát triển của việc chứng khoán hóa các khoản vay đã thay đổi bản chất của ngành tài chính ngân hàng nói chung. Khi các khoản vay được tái cấu trúc thành chứng khoán và bán khỏi sổ sách ngân hàng, nghiệp vụ cho vay trở thành một loại hình kinh doanh có lợi nhuận thấp hơn so với việc ban hành một khoản vay mới.
Nghiệp vụ cho vay hiện là một ngành công nghiệp. Nhân viên cung cấp nghiệp vụ cho vay nhận khoản tiền công bằng cách giữ lại một tỉ lệ tương đối nhỏ của mỗi khoản thanh toán khoản vay định kì, được gọi là phí dịch vụ, thường là 0,25% đến 0,5% khoản thanh toán định kì.
Ví dụ: nếu số dư chưa thanh toán của khoản thế chấp là 100.000 USD và phí dịch vụ là 0,25%, thì nhân viên cung cấp nghiệp vụ cho vay có quyền giữ lại 20 USD hoặc (0,0025/12) x 100.000 USD của khoản thanh toán tiếp theo trước khi chuyển số tiền còn lại cho bên nhận thanh toán.
Cuộc khủng hoảng thế chấp trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 đã dẫn tới sự đánh giá kĩ lưỡng trước khi chứng khoán hóa khoản vay và chuyển giao nghĩa vụ cung cấp nghiệp vụ cho vay. Do đó, chi phí cho nghiệp vụ cho vay đã tăng tương đối so với trước cuộc khủng hoảng, và có nhiều qui định hơn.
Trong khi đó, một số nhân viên cung cấp nghiệp vụ cho vay đã sử dụng công nghệ để giảm chi phí tuân thủ, và một số ngân hàng đã tập trung vào việc phục vụ danh mục cho vay của chính họ để giữ kết nối với khách hàng bán lẻ.
(Theo Investopedia)