Ngân hàng kí thác đầu tiên (Bank of First Deposit) là gì?
Mục Lục
Ngân hàng kí thác đầu tiên
Ngân hàng kí thác đầu tiên trong tiếng Anh là Bank of First Deposit.
Ngân hàng kí thác đầu tiên (BOFD) là ngân hàng mà tại đó một cá nhân đầu tiên gửi séc vào tài khoản của mình. Nếu người phát hành séc cùng một tổ chức tài chính, thì việc thanh toán séc được phận loại vào mục "công cụ trong cùng ngân hàng" (on-us item). Nếu séc được rút từ một tổ chức khác, ngân hàng nhận séc sẽ phân loại giao dịch này là mục "đang chuyển" (transit item).
Hiểu về Ngân hàng kí thác đầu tiên (BOFD)
Khi một người gửi tiền rút séc từ cùng một tổ chức đã viết séc, giao dịch này được phân loại vào mục "công cụ trong cùng ngân hàng" (on-us item), nơi người gửi tiền có thể ngay lập tức rút tiền từ séc hoặc gửi vào bất kì tài khoản nào anh ta nắm giữ tại ngân hàng cụ thể đó. Hơn nữa, mục "công cụ trong cùng ngân hàng" có thể hiển thị dưới dạng ghi nợ hoặc chuyển khoản điện tử.
Để minh họa tầm quan trọng của BOFD, người ta chỉ cần xem xét một khoản thu nhập. Chúng ta hãy giả sử rằng một cá nhân gửi tiền lương của mình vào ngân hàng bán lẻ của mình, được gọi là Ngân hàng A, và quản lí của anh ta cũng giao dịch với Ngân hàng A. Trong trường hợp này, tiền về cơ bản chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác, tất cả đều trong một ngân hàng. Điều này khiến giao dịch diễn ra nhanh chóng. Đương nhiên, tài khoản của chủ lao động, được gọi là tài khoản vãng lai, phải có số dư đủ để chi trả lương cho nhân viên
Ngược lại, nếu một nhân viên có tài khoản tại Ngân hàng A, nhưng chủ lao động của anh ta có tài khoản tại Ngân hàng B, do đó, séc phải được thông qua một trung tâm thanh toán bù trừ trung gian hoặc tổ chức bên ngoài khác. Điều này luôn làm trì hoãn quá trình giao dịch, do đó, một cá nhân phải chờ lâu hơn để nhận được khoản tiền của mình.
Nói chung, các giao dịch trong cùng ngân hàng mang lại lợi ích cho các tổ chức tín dụng. Ngân hàng kiếm được doanh thu từ cả hai bên mua và phát hành, với các giao dịch này.
BOFD và Hệ thống Dự trữ Liên bang
Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ được thành lập sau Khủng hoảng ngân hàng năm 1907. Vào thời điểm này trong lịch sử nước Mỹ, nhiều ngân hàng đã thất bại trong việc thanh toán séc được rút tại các ngân hàng khác. Việc thiếu tín dụng tin cậy đã kìm hãm sự tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực.
Tất cả các hoạt động này đã gây ra sự hoảng loạn trên diện rộng rằng các vấn đề thanh khoản trong ngành ngân hàng và các công ty ủy thác có thể khiến người dân Mỹ giữ lấy tiền mặt. Nỗi sợ mất khả năng thanh toán ngân hàng này đã dẫn đến rút tiền hàng loạt tại các ngân hàng. Đáp lại, Cục Dự trữ Liên bang đã phát triển ý tưởng ngân hàng kí thác đầu tiên.
Vào những năm 1940, việc đưa các số định tuyến vào đuôi séc đã giúp các ngân hàng kí thác đầu tiên thực hiện khối lượng giao dịch ngày càng tăng. Mã số gồm chín chữ số này xác định các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác xử lí séc. Cụ thể, bốn chữ số đầu tiên của bất kỳ mã định tuyến nào chỉ định Ngân hàng Dự trữ Liên bang đặt tại quận nơi đặt BOFD. Bốn chữ số tiếp theo biểu thị tổ chức tài chính cụ thể. Cuối cùng, chữ số cuối để phân loại kiểm tra.
(Theo Investopedia)