Ngân hàng Dự trữ Úc (Reserve Bank of Australia - RBA) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Ngân hàng Dự trữ Úc
Ngân hàng Dự trữ Úc tiếng Anh là Reserve Bank of Australia, viết tắt là RBA.
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) là ngân hàng trung ương của Úc. Ngân hàng đặt ra các chính sách và vấn đề tiền tệ của đất nước và quản lí đồng đô la Úc. RBA có liên quan đến dịch vụ ngân hàng và đăng kí cho các cơ quan liên bang và một số ngân hàng trung ương quốc tế. Ngân hàng hoàn toàn thuộc sở hữu của chính phủ Úc, được thành lập vào năm 1960.
Đặc điểm của Ngân hàng Dự trữ Úc
Ngân hàng Dự trữ Úc quản lí đồng đô la Úc bằng cách đặt lãi suất trong thị trường tiền qua đêm. Lãi suất này được áp dụng trong toàn hệ thống tài chính, ảnh hưởng đến lãi suất mà các ngân hàng sẽ cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng vay.
Mục tiêu của Ngân hàng Dự trữ Úc là đặt mức lãi suất đủ thấp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phắt triển việc làm tối đa của Úc, nhưng không thấp đến mức gây ra lạm phát trên 2% đến 3% mỗi năm.
Ngân hàng Dự trữ Úc có ba nhiệm vụ:
- Duy trì sự ổn định của tiền tệ của Úc.
- Duy trì tình trạng việc làm đầy đủ tại Úc.
- Duy trì sự thịnh vượng kinh tế của người dân Úc.
Có hai hội đồng quản lí RBA là Hội đồng Ngân hàng Dự trữ và Hội đồng Hệ thống thanh toán. Hội đồng Ngân hàng Dự trữ họp 11 lần mỗi năm, vào Thứ Ba đầu tiên mỗi tháng trừ tháng 1.
Trong các cuộc họp này, họ đánh giá và thảo luận về các điều kiện kinh tế và quyết định chính sách lãi suất. Sau cuộc họp, ngân hàng công bố các quyết định chính sách tiền tệ và thực hiện các quyết định đó thông qua việc mua và bán nợ chính phủ ngắn hạn trên thị trường mở.
Trong khi đó, Hội đồng Hệ thống Thanh toán giám sát rủi ro trong hệ thống tài chính, cạnh tranh trong thị trường dịch vụ thanh toán và thúc đẩy một hệ thống thanh toán hiệu quả.
Lịch sử hình thành Ngân hàng Dự trữ Úc
Lịch sử của Ngân hàng Dự trữ Úc Bắt đầu từ năm 1911, khi Ngân hàng Liên bang Úc được thành lập, tức một thập kỉ sau khi đất nước giành được độc lập từ Vương quốc Anh. Ban đầu, nó không được hình thành như một ngân hàng trung ương và nó không chịu trách nhiệm quản lí tiền tệ Úc cho đến năm 1924 khi Đạo luật Ngân hàng Liên bang qui định nó chịu trách nhiệm phát hành bảng Úc. Úc đã rút đồng bảng Úc năm 1966 và thay thế bằng đồng đô la Úc (AUD), được chia thành 100 xu.
Bắt đầu từ năm 1967, Ngân hàng Dự trữ Úc bắt đầu neo giá đồng đô la Úc với đô la Mỹ (USD). Mối quan hệ này giữa đồng đô la Mỹ và đô la Úc tiếp tục cho đến năm 1983 khi đô la Úc được phép thả nổi tự do, dựa trên cung và cầu trên thị trường tiền tệ quốc tế. Đồng đô la Úc đã trở thành một loại tiền tệ phổ biến với các nhà giao dịch ngoại hối, những người coi trọng khả năng phòng ngừa rủi ro liên quan đến các loại tiền tệ được giao dịch rộng rãi.
(Theo Investopedia)