Nền kinh tế đóng (Closed Economy) là gì?
Mục Lục
Nền kinh tế đóng (Closed Economy)
Nền kinh tế đóng trong tiếng Anh là Closed Economy. Nền kinh tế đóng là nền kinh tế có ba tác nhân tham gia vào hoạt động kinh tế: hộ gia đình, hãng kinh doanh và Chính phủ.
Trong nền kinh tế đóng, Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với hai hành vi: chi tiêu và thuế.
Các thuật ngữ liên quan
Nền kinh tế giản đơn (Simple Economy) là nền kinh tế chỉ bao gồm hai khu vực là hộ gia đình và hãng kinh doanh (doanh nghiệp).
Nền kinh tế mở (Open Economy) là nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào thương mại quốc tế, sản xuất và nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong thu nhập quốc dân.
Mô hình tổng cầu trong nền kinh tế đóng
Mô hình tổng cầu trong nền kinh tế đóng được xác định như sau:
AD = C + I + G
Hàm tổng cầu trong nền kinh tế đóng ngoài nghiên cứu hàm tiêu dùng (C), hàm đầu tư (I) còn nghiên cứu hàm chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ (G) và tác động của thuế đến hàm tiêu dùng.
* Hàm tiêu mua hàng hóa và dịch vụ (G)
- Khi chính phủ mua sắm hàng hóa và dịch vụ G, tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng lên. Không có lí do mặc nhiên nào cho thấy chi tiêu của chính phủ biến thiên theo mức sản lượng và thu nhập.
- Do vậy, chúng ta giả định chi tiêu của chính phủ là một con số ấn định trước (hay chi tiêu của chính phủ là một hằng số).
- Hàm chi tiêu Chính phủ:
Ta có mô hình tổng cầu trong nền kinh tế đóng được xác định như sau:
Xác định số nhân tổng cầu của nền kinh tế đóng
Sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa: AD = Y, thay y vào phương trình trên và biến đổi ta được:
Nguồn: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính
m': được gọi là số nhân tổng cầu của nền kinh tế đóng.
Nhận xét
- Số nhân tổng cầu trong nền kinh tế đóng luôn nhỏ hơn số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn hay m' < m.
- Số nhân tổng cầu và thuế suất có mối quan hệ ngược chiều. Khi tăng thuế thì mẫu số của số nhân tổng cầu trong nền kinh tế đóng tăng, dẫn đến số nhân tổng cầu trong nền kinh tế đóng giảm xuống, cuối cùng là tác động tới giảm sản lượng, thu nhập.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính; Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)