Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage – DFL) là gì?
Mục Lục
Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính
Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính trong tiếng Anh được gọi là Degree of Financial Leverage – DFL.
Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính phản ánh nếu lợi nhuận trước lãi vay và thuế thay đổi 1% thì hệ số sinh lời tài chính sẽ thay đổi bao nhiêu %.
Đòn bẩy tài chính là sự đánh giá chính sách vay nợ được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp.
Vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp. Những doanh nghiệp có hệ số nợ bằng không sẽ không có đòn bẩy tài chính.
Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào hệ số nợ. Khi đòn bẩy tài chính cao, thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về lợi nhuận trước lãi vay và thuế cũng có thể làm thay đổi với một tỷ lệ cao hơn về hệ số sinh lời tài chính nghĩa là hệ số sinh lời tài chính nhạy cảm khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế biến đổi.
Công thức tính
Nếu ta gọi I là lãi vay phải trả
Xem xét đòn bẩy tài chính có thể rút ra:
- Ở mỗi mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế khác nhau thì mức ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính cũng có sự khác nhau.
- Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính cũng là một trong những thước đo mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Từ công thức trên chúng ta có công thức đo lường sự tác động của đòn bẩy tài chính đến sự thay đổi hệ số sinh lời tài chính (ROE) như sau:
Tỉ lệ thay đổi của ROE = Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính x Tỉ lệ thay đổi của EBIT
Trong đó EBIT là lợi nhuận trước lãi vay và thuế, là một chỉ số về lợi nhuận của công ty, được xác định bằng doanh thu trừ chi phí, không bao gồm thuế và lãi vay phải trả.
EBIT cũng được gọi là thu nhập hoạt động, lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Ở Việt Nam, chỉ tiêu này thường được gọi là lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Như vậy đòn bẩy tài chính thể hiện cách thức sử dụng nguồn tài trợ vốn của doanh nghiệp.
(Tài liệu tham khảo: Quản trị Tài chính, TS. Nghiêm Thị Hà, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Phát triển Doanh nghiệp, 2012)