Mua thôn tính (Buyout) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý
Mục Lục
Mua thôn tính
Mua thôn tính, tiếng Anh gọi là buyout.
Mua thôn tính là việc mua lại quyền kiểm soát của một công ty. Nếu cổ phần được mua lại bởi ban quản trị của công ty thì được gọi là mua thôn tính của hội đồng quản trị. Và nếu cổ phần được mua lại bằng cách sử dụng đòn bẩy cao thì được gọi là mua thôn tính bằng vốn vay.
Việc mua thôn tính thường xảy ra khi công ty muốn chuyển về nội bộ.
Hiểu rõ hơn về mua thôn tính
Mua thôn tính xảy ra khi người mua mua lại hơn 50% công ty khiến cho quyền kiểm soát công ty bị thay đổi. Những công ty liên quan đến việc tài trợ và hỗ trợ việc mua thôn tính có thể làm việc một mình hay hợp tác với nhau và thường được cấp vốn bởi những nhà đầu tư tổ chức, cá nhân, hay các khoản vay.
Tại các quĩ hay cá nhân nhà đầu tư, họ thường tìm những công ty bị định giá thấp hay đang hoạt động không đúng năng suất để mua lại và phát triển nó trước khi quyết định niêm yết nó.
Mua thôn tính của hội đồng quản trị và mua thôn tính bằng vốn vay
Mua thôn tính của hội đồng quản trị tạo điều kiện exit cho các tập đoàn lớn khi họ muốn bán đi những đơn vị không còn liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ nữa. Nguồn kinh phí cho việc mua thôn tính của hội đồng quản trị thường rất lớn và được kết hợp từ vốn vay và vốn cổ phần từ những người mua, bên tài chính hỗ trợ và đôi khi là từ chính người bán.
Mua thôn tính bằng vốn vay sử dụng một lượng lớn vốn vay thế chấp bằng tài sản công ty. Công ty mua thôn tính bằng vốn vay thường chỉ bỏ ra 10% vốn còn lại là được tài trợ bằng nợ. Đây là một chiến lược rủi ro cao - lợi nhuận cao khi mà việc mua lại này phải đem về lợi nhuận lớn cùng với một dòng tiền để trả lãi vay.
Phần tài sản của công ty được mua lại thường được dùng để thế chấp, và công ty mua lại có thể bán một phần tài sản này để trả nợ.
(Theo Investopedia)