Mô hình Rostow (Rostow model) là gì? Nội dung mô hình Rostow
Mục Lục
Mô hình Rostow (Rostow model)
Mô hình Rostow trong tiếng Anh là Rostow model. Mô hình Rostow là một trong các lí thuyết lịch sử nổi tiếng nhất về tăng trưởng kinh tế do giáo sư W.W.Rostow đưa ra vào năm 1961.
Nội dung mô hình Rostow
Rostow phân chia quá trình tăng trưởng thành 5 giai đoạn:
(1) Xã hội truyền thống
Rostow nói rất ít về giai đoạn này. Giai đoạn này được định nghĩa là giai đoạn dựa trên khoa học và công nghệ thời kì tiền Newton; thường có khu vực nông nghiệp lớn và cơ cấu xã hội đẳng cấp.
(2) Tạo ra các tiền đề để cất cánh
Các điều kiện này liên quan đến việc áp dụng khoa học hiện đại vào nông nghiệp; Châu Âu vào cuối thế kỉ XVII được coi là một ví dụ. Xã hội này phải có các doanh nghiệp mạo hiểm và các nhà đầu tư sẵn sàng cung cấp tài chính cho các ý tưởng mới.
(3) Cất cánh
Giai đoạn này có đặc điểm là tăng trưởng ổn định, bình thường, không phải là bùng nổ ngắn hạn. Nói chung, tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư đối với thu nhập quốc dân sẽ tăng ít nhất 10% trong giai đoạn này.
Ngoài ra, giai đoạn thứ ba còn có hai đặc điểm nữa. Đó là:
+ Có ít nhất một khu vực chế tạo lớn với tốc độ tăng trưởng cao
+ Có một khuôn khổ, hoặc chính trị hay xã hội ủng hộ sự mở rộng khu vực hiện đại.
Rostow cũng định nghĩa cất cánh là một cuộc cách mạng công nghiệp.
(4) Tiến tới trưởng thành
Đây là giai đoạn giữa cất cánh và trưởng thành mà cơ bản là một gia đoạn tiến bộ liên tục lâu dài với mức đầu tư tăng cao, lên tới 20% thu nhập quốc dân. Nói chung, giai đoạn này kéo dài khoảng 60 năm.
(5) Giai đoạn tiêu dùng hàng loạt ở mức cao
Giai đoạn này là dài nhất. Rostow cho rằng nước Mỹ cần khoảng 100 năm để chuyển từ trưởng thành tới mức cuối cùng này. Nó có đặc điểm là dân cư giàu có và sản xuất hàng loạt hàng tiêu dùng và dịch vụ phức tạp.
Ý nghĩa rút ra từ sự nghiên cứu từ mô hình của Rostow
- Mô hình của Rostow có ý nghĩa trong việc xác định trình độ phát triển của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn.
- Lí thuyết này gợi ý về sự thúc đẩy hoàn thành những tiền đề cần thiết nào đó cho sự phát triển của mỗi nước trong từng giai đoạn.
(Tài liệu tham khảo: Rostow model, Saga; Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Mô hình Rostow, Digiworld)