Mô hình nhị quyền Bertrand (Bertrand’s Duopoly Model) là gì?
Mục Lục
Mô hình nhị quyền Bertrand (Bertrand's Duopoly Model)
Mô hình nhị quyền Bertrand trong tiếng Anh là Bertrand's Duopoly Model.
Mô hình nhị quyền Bertrand được nhà kinh tế học cùng tên thiết lập vào năm 1883. Mô hình của ông khác với mô hình nhị quyền Cournot ở chỗ ông cho rằng mỗi công ty đều kì vọng rằng đối thủ sẽ giữ giá không đổi, bất kể quyết định của chính họ về giá cả.
Do đó, mỗi công ty phải đối mặt nhu cầu thị trường như nhau và luôn hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với giả định rằng doanh nghiệp đối thủ sẽ không thay đổi giá cả của họ.
Mô hình nhị quyền Bertrand đưa đến một trạng thái cân bằng ổn định cho cả hai doanh nghiệp.
Phân tích mô hình nhị quyền Bertrand
Ví dụ trong hình vẽ dưới đây doanh nghiệp A được giả định là tối đa hóa lợi nhuận khi doanh nghiệp B không thay đổi giá cả của mình.
Mô hình nhị quyền Bertrand đưa đến một trạng thái cân bằng ổn định cho doanh nghiệp A và doanh nghiệp B. Điều này có thể minh họa bằng một hệ trục tọa độ có hai đường phản ứng của hai doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp A, chúng ta có thể vẽ ra một quĩ tích các điểm có lợi nhuận tối đa khi bán hàng với các mức giá PA khác nhau trên cơ sở giả định doanh nghiệp B bán hàng với mức giá PB. Trạng thái cân bằng ổn định đạt được tại điểm E, khi hai đường phản ứng cắt nhau và cả hai doanh nghiệp bán hàng với giá như nhau.
Người ta phê phán mô hình này vì nó đưa ra những giả định ngây thơ về hành vi dự diến, trong khi không tính đến chi phí sản xuất và khả năng có các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.
Liên hệ thực tiễn
Sau khi thảo luận về các mô hình nhị quyền cổ điển của Cournot và Bertrand, nhiều nhà kinh tế đã tiến hành phát triển các mô hình nhị quyền truyền thống không thông đồng, áp dụng cho các cấu trúc thị trường với một vài công ty nhận thức được sự phụ thuộc lẫn nhau.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cả hai mô hình nhị quyền Cournot và Bertrand, đều có thể được mở rộng sang các thị trường mà số lượng doanh nghiệp lớn hơn hai.
(Tài liệu tham khảo: Economicsdiscussion.net; Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)