Mô hình nến sao Mai (Morning Star) là gì? Cách giao dịch với Mô hình nến sao Mai
Mục Lục
Mô hình nến sao Mai
Khái niệm
Mô hình nến sao Mai trong tiếng Anh là Morning Star.
Mô hình nến sao Mai là một mô hình đảo chiều giá trực quan bao gồm ba nến được các nhà phân tích kĩ thuật sử dụng để xác định các dấu hiệu giá chuyển sang xu hướng tăng.
Mô hình nến này hình thành dọc theo một xu hướng giảm sau đó cho thấy sự bắt đầu của một xu hướng tăng.
Mô hình nến sao Mai báo hiệu một sự đảo chiều trong xu hướng giá trước đó.
Các nhà giao dịch theo dõi sự hình thành mô hình nến sao Mai và sau đó xác nhận sự đảo chiều này có thực sự xảy ra không bằng cách sử dụng các chỉ báo bổ sung.
Đặc điểm Mô hình nến sao Mai
Mô hình nến sao Mai là một mô hình trực quan biểu diễn trên biểu đồ giá, vì vậy không yêu cầu các phép tính toán cụ thể. Mô hình nến này hình thành sau ba phiên giao dịch, tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp.
Để xác định mô hình nến sao Mai, có những chỉ báo kĩ thuật khác mà nhà giao dịch có thể sử dụng giúp dự đoán liệu mô hình nến sao Mai có đang hình thành, chẳng hạn như xác định xem hành động giá có ở gần vùng hỗ trợ không hay liệu chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) có cho thấy cổ phiếu bị bán quá mức hay không.
Dưới đây là hình dạng của mô hình nến sao Mai.
Biểu đồ giá trên hình được biểu diễn với nến đen là nến giảm và nến trắng là nến tăng.
Điều cần lưu ý về mô hình nến sao Mai là nến giữa có thể là nến đen hoặc nến trắng (hoặc nến đỏ hoặc nến xanh) do lượng người mua và người bán bắt đầu cân bằng trong phiên giao dịch này.
Cách giao dịch với Mô hình nến sao Mai
Mô hình nến sao Mai được sử dụng là một dấu hiệu trực quan cho sự bắt đầu của một xu hướng đảo chiều từ giảm giá sang tăng giá, dấu hiệu này sẽ trở nên rõ ràng hơn khi các chỉ báo kĩ thuật khác cũng cho các dự đoán tương tự.
Một yếu tố quan trọng khác là khối lượng giao dịch, cũng góp phần vào sự hình thành mô hình nến sao Mai.
Cụ thể, nhà giao dịch sẽ quan sát thấy khối lượng giao dịch tăng trong suốt ba phiên giao dịch hình thành mô hình này, với khối lượng giao dịch ngày thứ ba là lớn nhất.
Khối lượng giao dịch cao vào ngày thứ ba thường được xem là sự xác nhận rõ nét nhất của mô hình và xu hướng tăng tiếp theo bất kể các chỉ báo khác như thế nào. Một nhà giao dịch sẽ nhập vị thế tăng giá vói chứng khoán/ hàng hóa/ cặp tiền tệ/ v.v.
Khi mô hình nến sao Mai hình thành trong phiên thứ ba và đi theo xu hướng tăng cho đến khi có dấu hiệu của một sự đảo chiều khác.
Sự khác biệt giữa Mô hình nến sao Mai và Mô hình nến Doji sao Mai
Khi hành động giá cơ bản không có thay đổi đáng chú ý trong thân nến, nó sẽ tạo thành một doji. Doji là một dạng nến có thân rất nhỏ và không có bóng nến lớn – hình dạng nến trong giống như dấu + (cộng).
Mô hình nến Doji sao Mai cho thấy thị trường thiếu quyết đoán hơn mô hình nến sao Mai với một nến giữa dài hơn. Mô hình nến sao Mai có biến động nhỏ nhưng vẫn có thể quan sát được trên biểu đồ.
Sự xuất hiện của nến doji sau nến đỏ (nến giảm) nói chung sẽ dẫn đến khối lượng giao dịch tăng mạnh hơn và thân nến xanh (nến tăng) theo sau dài hơn mô hình nến sao Mai thông thường.
Nguyên nhân là do sau sự bối rối của thị trường thể hiện trên nến doji, nhiều nhà giao dịch đã có thể xác định được rõ ràng sự hình thành của mô hình nến sao Mai.
Sự khác biệt giữa Mô hình nến sao Mai và Mô hình nến sao Hôm
Đối nghịch với mô hình nến sao Mai là mô hình nến sao Hôm.
Mô hình nến sao Hôm bao gồm một cây nến tăng thân dài theo sau là một cây nến tăng hoặc giảm ngắn và cuối cùng là một cây giảm dài đi xuống ít nhất một nửa chiều dài của cây nến trắng của phiên đầu tiên.
Mô hình nến sao Hôm báo hiệu sự đảo chiều của một xu hướng tăng giá, ở đó các áp lực giảm giá nhường chỗ cho các áp lực tăng giá.
Hạn chế của việc sử dụng mô hình nến sao Mai là việc giao dịch hoàn toàn chỉ dựa trên nó có thể đem lại nhiều rủi ro.
Như các mô hình khác, mô hình nến sao Mai có hiệu quả tốt nhất khi nó được xác nhận lại bởi khối lượng giao dịch và các chỉ báo khác như mức hỗ trợ.
(Theo Investopedia)