Ma trận trách nhiệm (Responsibility Assignment Matrix - RAM) là gì?
Mục Lục
Ma trận trách nhiệm
Ma trận trách nhiệm hay ma trận phân công nhiệm vụ trong tiếng Anh được gọi là Responsibility Assignment Matrix - RAM hay (RACI) matrix.
Ma trận phân công trách nhiệm mô tả sự tham gia của các tổ chức, mọi người cùng với vai trò khác nhau trong việc hoàn thành các nhiệm vụ hoặc sản phẩm giao cho một dự án.
Ma trận trách nhiệm được sử dụng để liên kết các hoạt động của dự án (gói công việc, nhiệm vụ) với các cá nhân/bộ phận tham gia dự án.
Ma trận trách nhiệm tóm tắt các nhiệm vụ phải thực hiện và ai là người chịu trách nhiệm cho dự án.
Ma trận trách nhiệm liệt kê các hoạt động của dự án và thành viên dự án chịu trách nhiệm cho từng hoạt động, xác định các mối tương tác giữa các cá nhân và bộ phận cần phải phối hợp hành động, cung cấp một cách thức mà các thành viên dự án cùng nhau theo dõi và nhất trí về trách nhiệm của mình trong dự án, và cũng làm rõ quyền hạn của từng thành viên tham dự.
Chức năng
Thông qua việc sử dụng ma trận trách nhiệm và xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng đơn vị và cá nhân tham gia dự án, ví dụ - chịu trách nhiệm thực hiện, trách nhiệm giám sát, tham vấn, được cung cấp thông tin - mối quan hệ giữa các đơn vị khác nhau.
- Đối với các dự án lớn, ma trận trách nhiệm có thể áp dụng linh hoạt dưới nhiều cấp độ chi tiết khác nhau.
- Ở cấp độ tổng hợp, ma trận trách nhiệm xác định nhóm dự án hoặc bộ phận nào chịu trách nhiệm cụ thể cho từng hạng mục công việc của dự án.
- Ở cấp độ nội bộ nhóm dự án thì vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn cho tùng hoạt động được xác định cụ thể.
Ma trận trách nhiệm có thể áp dụng cho dự án nhỏ và một hình thức đơn giản của ma trận trách nhiệm bao gồm các hàng liệt kê các hoạt động và các cột liệt kê các cá nhân chịu trách nhiệm cho từng hoạt động.
Ma trận trách nhiệm cho biết tất cả các hoạt động gắn với một cá nhân và tất cả các cá nhân gắn với một hoạt động. Ma trận trách nhiệm yêu cầu rằng chỉ có một cá nhân chịu trách nhiệm chính về một hoạt động/nhiệm vụ để trách chồng chéo.
(Tài liệu tham khảo: Quản trị dự án, TS. Nguyễn Quốc Duy, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2012. AcqNotes)