Luật quyền được làm việc (Right-to-Work Law) là gì? Lịch sử ra đời
Mục Lục
Luật quyền được làm việc
Right-to-Work Law hay Workplace freedom hay Workplace choice tạm dịch sang tiếng Việt là Luật quyền được làm việc.
Luật quyền được làm việc là một luật cơ bản cho phép người lao động có quyền tự do lựa chọn tham gia công đoàn hay không tại nơi làm việc, được áp dụng phổ biến tại Mỹ.
Luật này cũng cho phép người lao động quyết định có đóng phí công đoàn hay những loại phí thành viên khác cho công đoàn hay không, kể cả khi người lao động đó có tham gia công đoàn hay không.
Tóm lại
- Luật quyền được làm việc cho phép người lao động lựa chọn việc có tham gia công đoàn hay không.
- Những nơi không áp dụng đạo luật này sẽ yêu cầu người lao động phải trả phí công đoàn như một điều kiện để có thể làm việc.
Lịch sử ra đời
Năm 1935, Đạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia (National Labor Relations Act - NLRA) hay đạo luật Wagner (Wagner Act) đã được tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt kí thành luật.
Đạo luật này bảo vệ quyền của người lao động được thành lập các tổ chức tự quản của mình và bắt buộc người sử dụng lao động phải tham gia vào quá trình thương lượng tập thể và đàm phán việc làm của tổ chức, các tổ chức này chính là công đoàn lao động.
Bên cạnh đó, người lao động cũng buộc phải đóng phí cho công đoàn để đại diện và bảo vệ lợi ích của mình. Luật NLRA yêu cầu người lao động phải tham gia công đoàn như điều kiện để được làm việc, vì vậy chỉ giới hạn việc làm cho các thành viên công đoàn.
Năm 1947, tổng thống Mỹ Harry Truman đã sửa đổi các phần của luật NLRA khi ông thông qua Đạo luật Taft-Harley. Đạo luật này đã tạo ra Luật quyền được làm việc hiện nay, cho phép các bang cấm việc bắt buộc người lao động phải tham gia công đoàn như một điều kiện để có việc làm ở cả khu vực nhà nước và tư nhân.
Hiện tại 28 bang đã thông qua Luật quyền được làm việc, cho phép người lao động quyền quyết định tham gia công đoàn.
Các bang thông qua Luật này khiến cho các điều kiện bắt buộc của công đoàn trở thành các điều kiện bất hợp pháp, trong khi đó vẫn đảm bảo cho người lao động tham gia công đoàn hưởng lợi từ các điều khoản của công đoàn mà không cần phải trả phí.
(Tài liệu tham khảo: Right-to-Work Law, Investopedia)