Lớp tài sản phụ (Sub-Asset Class) là gì? Đặc điểm và phân loại
Mục Lục
Lớp tài sản phụ
Lớp tài sản phụ trong tiếng Anh là Sub-Asset Class.
Lớp tài sản phụ là phần phụ mà một lớp tài sản được chia nhỏ ra để nhận dạng được các chi tiết tài sản theo từng lớp.
Các lớp tài sản phụ được nhóm theo các đặc điểm chung, và bao gồm các đặc điểm của lớp tài sản rộng.
Cổ phiếu là một lớp tài sản và tín thác đầu tư (Investment trust) là một ví dụ về lớp tài sản phụ. Tín thác đầu tư giao dịch tương tự như cổ phiếu, nhưng có một số đặc điểm khác.
Hàng hóa là lớp tài sản, trong đó kim loại và hàng hóa nông nghiệp các lớp tài sản phụ với những đặc điểm khác biệt nhau.
Đặc điểm của Lớp tài sản phụ
Các lớp tài sản phụ có thể là một khía cạnh quan trọng cho đầu tư theo phong cách và chiến lược quản lí đầu tư theo tiêu chuẩn, dựa trên sự đa dạng hóa và lí thuyết danh mục đầu tư hiện đại.
Đa dạng hóa các lớp tài sản trong một danh mục đầu tư sẽ cân bằng được rủi ro và giảm sự biến động của danh mục đầu tư tổng thể.
Các lớp tài sản phụ giúp xác định thêm các lĩnh vực mà danh mục đầu tư có thể được đa dạng hóa.
Chẳng hạn, mua một nhóm cổ phiếu ngẫu nhiên, sẽ không đồng nghĩa là có được một danh mục đầu tư đa dạng. Nhưng mua cổ phiếu theo các lớp tài sản khác nhau, theo các lớp tài sản phụ, theo ngành và theo lĩnh vực sẽ tạo ra một danh mục đầu tư đa dạng hơn.
Lớp vốn chủ sở hữu
Các đặc điểm của vốn chủ sở hữu có thể được sử dụng để xác định các lớp tài sản phụ. Vốn hóa là đặc điểm để phân chia lớp tài sản, bao gồm các lớp tài sản phụ như lớp vốn hóa lớn, lớp vốn hóa trung bình hoặc lớp vốn hóa nhỏ.
Vốn chủ sở hữu cũng có thể được phân lớp rõ hơn bởi các đặc điểm như dựa vào tăng trưởng, giá trị hoặc sự pha trộn.
Lớp thu nhập cố định
Lớp thu nhập cố định bao gồm các lớp tài sản phụ như tiền mặt, các khoản vay và trái phiếu,... Mỗi lớp có các thuộc tính thu nhập cố định với các đặc điểm đầu tư riêng biệt.
Các lớp tài sản thu nhập cố định cũng có thể được nhóm theo thời hạn và chất lượng. Thời hạn có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Các lớp tài sản phụ được nhóm theo chất lượng tín dụng cũng có thể được xác định bởi xếp hạng tín dụng, cung cấp bởi một cơ quan xếp hạng tín dụng.
Lớp hàng hóa
Hàng hóa cung cấp một loạt các lớp tài sản phụ có thể bao gồm kim loại, dầu khí, cũng như ngũ cốc và các loại nông sản khác. Trong khi tất cả được gọi là hàng hóa, các lớp tài sản phụ này rất khác nhau. Kim loại thì được khai thác, trong khi đó hàng hóa nông nghiệp lại được trồng trọt.
Ví dụ sử dụng các Lớp tài sản phụ trong đầu tư
Các lớp tài sản phụ có thể quan trọng đối với nhà đầu tư có mục tiêu hoặc khi họ đang tìm cách xây dựng danh mục đầu tư đa dạng. Bằng cách xác định các đặc điểm cụ thể của các lớp tài sản phụ, nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư tập trung vào các mức rủi ro.
Ví dụ, quĩ phân bổ tài sản 60/40 có thể xác định chiến lược của mình là đầu tư 60% tài sản vào vốn chủ sở hữu và 40% nợ. Mặc dù đây là một danh mục đầu tư cân bằng, các nhà quản lí đầu tư vẫn có một loạt các tùy chọn vào lớp tài sản phụ trong mỗi lớp tài sản.
Họ có thể tiếp tục quyết định đưa 50% số lượng mua cổ phiếu của mình vào đầu tư tăng trưởng và 50% còn lại vào đầu tư giá trị.
Đối với trái phiếu, họ có thể quyết định đặt 20% số lượng vào tiền hoặc các khoản tương đương tiền như chứng chỉ tiền gửi (CD). Họ có thể đặt 35% vào thương phiếu ngắn hạn, 25% vào trái phiếu chính phủ và 10% còn lại cho trái phiếu doanh nghiệp lớn.
Những tỉ lệ này có thể được chia nhỏ hơn nữa. Ví dụ, 25% (trong số 40% danh mục đầu tư được phân bổ cho trái phiếu của chính phủ) là 10% trái phiếu kho bạc dài hạn, 10% trái phiếu kho bạc ngắn hạn và 2,5% trái phiếu ngắn hạn và dài hạn.
(Theo Investopedia)