Lợi thế quốc tế hóa (Internationalization advantage) là gì?
Mục Lục
Lợi thế quốc tế hóa
Lợi thế quốc tế hóa trong tiếng Anh gọi là: Internationalization advantage.
Lợi thế quốc tế hóa là những gì làm một công ty muốn sản xuất một sản phẩm hay dịch vụ của chính họ hơn là hợp đồng với một công ty khác để sản xuất. Mức độ chi phí giao dịch (chi phí của thương lượng, kiểm tra, và sự tuân thủ hợp đồng) là then chốt đối với quyết định này.
Nếu như chi phí cao, công ty nên FDI và liên doanh như là một phương thức thâm nhập. Nếu chi phí thấp, công ty nên sử dụng phương thức nhượng quyền, cấp phép, hay hợp đồng sản xuất.
Khi ra quyết định, công ty phải xem xét cả bản chất của lợi thế sở hữu của họ, và khả năng của họ để chắc chắn những mối quan hệ làm việc có năng suất và cân đối với bất kì công ty địa phương mà họ kinh doanh.
Ví dụ, Toyota chiếm hữu 2 lợi thế sở hữu quan trọng: kĩ thuật chế tạo máy hiệu quả và nổi tiếng trong việc sản xuất ô tô chất lượng cao. Không có tài sản có thể bán được hay chuyển đổi với những công ty khác; vì vậy, Toyota đã sử dụng FDI và liên doanh hơn là hình thức nhượng quyền và cấp phép cho những hãng sản xuất ô tô nước ngoài.
Công ty dược phẩm thường sử dụng cấp phép như là một phương thức của họ. Trong nền công nghiệp này, 2 lợi thế sở hữu nổi trội đó là quyền sở hữu về bằng sáng chế là tài sản y khoa duy nhất và quyền sở hữu mạng lưới phân phối nội địa.
Chi phí R&D và sự thử nghiệm một loại thuốc mới có thể lên đến vài trăm triệu USD, trong khi đó, mạng lưới phân phối phải đủ rộng một cách hiệu quả.
Ví dụ, ở Nhật Bản, một lực lượng bán hàng ít nhất là 1.000 công nhân để kê toa thuốc cho thị trường một cách hiệu quả. Một khi công ty dược đã phát triển và sáng chế một loại thuốc mới, họ còn phải trả chi phí cho R&D trong thị trường trong nước và ngoài nước.
Nhiều công ty thích bỏ qua quá trình tiêu phí thời gian và tiền bạc trong việc thành lập điều kiện sản xuất và mạng lười phân phối ở nước ngoài. Thay vào đó, họ cung cấp những công ty địa phương sẵn có quyền sản xuất chế tạo và phân phối những thuốc được cấp sáng chế sau đó nhận lại tiền bản quyền.
Ví dụ, Merck đã cấp phép cho Teva Pharceumatical Industries của Israel để chế tạo, sản xuất và bán những sản phẩm dược vào Israel, tiết kiệm cho họ những tổn phí về việc thành lập lực lượng bán hàng ở Israel.
Việc cấp phép kinh doanh cũng thu hút bởi vì nó không tốn kém cho việc giám sát mua bán và chất lượng sản phẩm của những dược phẩm được cấp bằng sáng chế bán ở nước ngoài bởi những công ty được cấp phép.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Cao học Quản trị kinh doanh quốc tế, PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2017)