Lợi ích mạng lưới kết nối (Network benefit) là gì?
Mục Lục
Lợi ích mạng lưới kết nối
Lợi ích mạng lưới kết nối trong tiếng Anh gọi là: Network benefit.
Dựa trên nghiên cứu của Khayesi & George (2011) và của Tokarczyk & ctg (2007), Jasmine Tata & Sameer Prasad (2015) cho rằng:
Lợi ích mạng lưới kết nối chính là những lợi ích mà các chủ thể sẽ đạt được trong quá trình họ gắn kết trong các mạng lưới, chẳng hạn: tiếp cận thông tin kịp thời, sự thành công trong việc huy động nguồn lực và sự có sẵn của nguồn lực tài chính, vật lực và lao động.
Ngoài ra, các chủ thể gắn kết trong các mạng lưới còn nhận được những lợi ích từ lợi thế qui mô kinh tế thông qua những hành vi kinh doanh tập thể, xây dựng được niềm tin với các nhà cung cấp và khách hàng, tăng cường sự hợp tác và hội nhập trên toàn chuỗi giá trị.
Từ quan điểm tiếp thị, lợi ích mạng lưới kết nối được hiểu không chỉ đơn thuần là việc cung cấp những lợi ích ngắn hạn - như truyền thống trước đây liên quan đến việc dẫn đầu hoặc việc giới thiệu các doanh nghiệp mới;
Mà nó còn cung cấp kiến thức, nguồn lực, khẳng định vị trí của tổ chức, cơ hội, giới thiệu, củng cố các mối quan hệ hiện tại và việc dẫn đầu các công ty khác (Frank K. Sonnenberg, 1990).
Hơn thế, Jasmine Tata & Sameer Prasad (2015) cho rằng, thang đo lường “lợi ích mạng lưới kết nối” được phát triển bởi Spreitzer năm 1996; và thang đo này đã được các nhà nghiên cứu khác sử dụng trong quá khứ (ví dụ Siebert & ctg, 2001).
Thang đo lường “lợi ích mạng lưới kết nối” là thang đo lường dạng Likert-5-điểm, trong đó, “1 là rất không đồng ý”; và “5 là rất đồng ý”.
Dựa trên nền tảng thang đo “lợi ích mạng lưới kết nối” của Jasmine Tata & Sameer Prasad (2015), kết hợp phỏng vấn chuyên gia (10 giám đốc công ty BĐS nhà ở tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long), nhân tố “lợi ích mạng lưới kết nối” được đo lường bằng 4 biến quan sát. (Bảng 1)
(Mối quan hệ giữa vốn xã hội và kết quả kinh doanh - Tiếp cận theo hướng lí thuyết, PGS.TS. Bùi Thanh Tráng, ThS. Lê Thanh Tùng, Tạp chí Công thương, 2020)