1. Kinh tế quốc tế

Liên minh kinh tế (Economic union) là gì?

Mục Lục

Liên minh kinh tế

Liên minh kinh tế trong tiếng Anh được gọi là Economic union.

Liên minh kinh tế là cấp độ hội nhập kinh tế theo đó các quốc gia thành viên thỏa thuận thực hiện tự do hóa thương mại, cho phép dịch chuyển tự do lao động và vốn trong nội bộ khối, thi hành chính sách thương mại chung đối với các quốc gia không phải là thành viên, áp dụng các chính sách tiền tệ và tài khóa chung. 

Đặc điểm của liên minh kinh tế

Các thành viên của liên minh kinh tế còn ban hành tiêu chuẩn sản phẩm thống nhất, xây dựng các chính sách nông nghiệp, năng lượng và dịch vụ xã hội chung cho cả khối, tiêu chuẩn hóa các quy định luật pháp liên quan đến cạnh tranh, thôn tính & sát nhập và các hành vi khác của doanh nghiệp. 

Khi một liên minh kinh tế sử dụng một đồng tiền chung thì nó còn được gọi là liên minh tiền tệ. Liên minh kinh tế cao hơn các cấp độ hội nhập kinh tế khác ở chỗ, ngoài việc phối hợp toàn diện các chính sách kinh tế - xã hội,... trong liên minh kinh tế còn hình thành những thể chế mang tính siêu quốc gia - nơi đưa ra những quyết định có tính ràng buộc đối với các quốc gia thành viên. 

Các ví dụ về liên minh kinh tế

Liên minh châu Âu (European union - EU)

Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do về con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương, trong đó có 17 quốc gia chấp nhận đồng tiền chung (đồng Euro), tạo nên khu vực đồng tiền Euro.

Thị trường chung và cộng đồng Caribe (Caribbean Community and Common Market - CARICOM)

Thị trường chung và cộng đồng Caribe được thành lập vào năm 1973 với mục tiêu nhằm tự do hóa hoạt động du lịch, cho phép di chuyển tự do các yếu tố sản xuất, kể cả công nhân có tay nghề cao và chuyên gia trong phạm vi khối.

Đây là một thị trường mở rộng cung cấp các cơ hội tốt hơn để bán sản phẩm và dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh và cải thiện cuộc sống của người dân trong cộng đồng Caribe.

Thị trường chung Trung Mỹ (Central American Common Market - CACM)

Thị trường chung Trung Mỹ được thành lập vào năm 1961 với các nước thành viên là Costa Rica, El Sanvador, Guatemala, Hondurat và Nicaragoa. 

(Theo Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thuật ngữ khác