Liên kết siêu văn bản (Hypertext) là gì?
Mục Lục
Liên kết siêu văn bản
Liên kết siêu văn bản trong tiếng Anh là: Hypertext.
Liên kết siêu văn bản là việc viết và hiển thị văn bản trên một trang web hoặc tài liệu máy tính để nếu bạn nhấp vào văn bản đó, bạn sẽ đến một trang web khác, một phần khác của tài liệu. (Tài liệu tham khảo: Cambridge Dictionary)
Các liên kết là các phần của các tài liệu, hoặc là văn bản hoặc là các hình ảnh, được dùng chỉ mục khi nhấn chuột vào đó sẽ dẫn đến các phần khác nhau trong một tư liệu hoặc các vị trí nào đó của một tư liệu hoàn toàn khác.
Theo truyền thống, các cụm từ được gọi là văn bản liên kết trên các trình duyệt web thường có màu xanh và có gạch chân. Các đối tượng như hình ảnh dùng làm biểu tượng liên kết thường được để trong khung màu xanh.
Tuy nhiên, các liên kết văn bản hiện giờ không nhất thiết phải có màu xanh gạch chân hay có khung màu xanh.
Các liên kết văn bản là loại quảng cáo ít gây phiền toái nhất, nhưng lại có hiệu quả cao nhất. Chúng rất gọn nhẹ nên người sử dụng không phải mất nhiều thời gian để tải xuống, đồng thời có thể miêu tả rõ ràng hơn về loại hàng hoá dịch vụ được quảng cáo.
Một quảng cáo kiểu nút bấm có kèm theo văn bản cũng có thể rất hiệu quả.
Liên kết siêu văn bản (Hypertext) là một trong những hình thức quảng cáo trên Internet.
Ưu điểm và hạn chế của quảng cáo trên Internet
Quảng cáo trên Internet là sự kết hợp giữa quảng cáo truyền thống và tiếp thị trực tiếp. Quảng cáo trên mạng giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Mặt khác quảng cáo trên mạng còn tạo cơ hội cho nhà quảng cáo nhằm chính xác vào khách hàng của mình tốt hơn các phương tiện khác.
- Ưu điểm của quảng cáo trên Internet
Ưu điểm của quảng cáo trên Internet là khả năng nhắm chọn tốt và khả năng theo dõi. Đồng thời nó cho phép linh hoạt và có khả năng phân phối. Quảng cáo trên Internet có tính tương tác cao, có phạm vi tiếp cận khách hàng lớn và khả năng được chấp nhận cao.
- Hạn chế của quảng cáo trên Internet
Tuy nhiên nó bị giới hạn bởi chuẩn mực văn hóa, bởi pháp luật, ngôn ngữ và điều kiện tiếp cận Internet của khách hàng.
(Tài liệu tham khảo: Bài giảng Thương mại Điện tử, Trần Công Nghiệp, 2008, NXB Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh)