Liên doanh hợp tác quốc tế (International Collaborative Venture - ICV) là gì?
Mục Lục
Liên doanh hợp tác quốc tế
Liên doanh hợp tác quốc tế trong tiếng Anh là International Collaborative Venture.
Liên doanh hợp tác quốc tế là một sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều công ty, bao gồm cả những liên doanh góp vốn cổ phần chung và liên doanh dựa trên dự án không góp vốn cổ phần.
Các liên doanh hợp tác quốc tế thỉnh thoảng được hiểu như là các Công ty hợp danh quốc tế (International Partnership) và những Liên minh phương thức quốc tế (International Strategic Alliance).
Một liên doanh trên thực tế là một dạng đặc biệt của hợp tác bằng cách công ty mẹ đầu tư vốn để mua cổ phần. Sự hợp tác giúp các công ty khắc phục được rủi ro và chi phí của kinh doanh quốc tế. Hợp tác giúp các dự án thành công và từ đó mở rộng năng lực của công ty.
Đặc điểm
Các tập đoàn hay công ty thường hợp tác để đạt được những mục tiêu qui mô lớn như phát triển công nghệ mới hay hoàn thành những dự án quan trọng như các nhà máy năng lượng. Bằng cách hợp tác, công ty mẹ có thể thu hút một loạt công nghệ bổ sung, từ đó sẽ giúp cải tiến và phát triển các sản phẩm mới.
Lợi thế của việc hợp tác đã giúp giải thích tại sao việc thành lập các công ty hợp danh ngày càng có xu hướng tăng lên trong vài thập kỉ vừa qua.
Việc hợp tác có thể diễn ra ở cùng một mức độ hoặc ở các mức độ khác nhau của chuỗi giá trị, đặc biệt ở khâu nghiên cứu và phát triển, sản xuất hoặc marketing. Các liên doanh hợp tác quốc tế đang ngày càng ý thức rõ hơn tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phát triển chung trong các lĩnh vực công nghệ cao và có hàm lượng tri thức lớn như các ngành chế tạo robot, chất bán dẫn, máy bay, các trang thiết bị y tế và dược phẩm.
Có hai loại hình doanh nghiệp liên doanh hợp tác quốc tế cơ bản là: các liên doanh góp vốn cổ phần và các liên doanh dựa trên dự án không góp vốn cổ phần
So sánh hai loại hình liên doanh hợp tác quốc tế
Thuận lợi | Khó khăn | |
---|---|---|
Các liên doanh góp vốn cổ phần | - Mang lại mức kiểm soát lớn hơn đối với các phương hướng tương lai - Sự chuyển giao kiến thức thuận tiện giữa các bên đối tác - Những mục tiêu chung chi phối liên doanh | - Cơ cấu ban quản lí phức tạp - Sự phối hợp giữa các đối tác có thể là một việc đáng quan tâm - Khó định giới hạn - Đối mặt nhiều hơn với các rủi ro chính trị |
Các liên doanh dựa trên dự án, không góp vốn cổ phần | - Dễ thành lập - Cơ cấu ban quản lí đơn giản; có thể điều chỉnh dễ dàng - Tận dụng những thế mạnh riêng của mỗi đối tác - Có thể phản ứng lại nhanh chóng với những thay đổi của công nghệ và điều kiện thị trường - Dễ định giới hạn | - Chuyển giao kiến thức có thể không được thắng thắn giữa các đối tác - Không cam kết vốn cổ phần; do đó, dựa phần lớn vào lòng tin, sự liên kết tốt và phát triển các mối quan hệ - Xung đột khó giải quyết hơn - Sự phân chia chi phí và lợi ích có thể làm cho mối quan hệ căng thẳng |
(Theo Giáo trình Kinh doanh quốc tế, trường ĐH Ngoại thương, NXB Thống kê)