Liên danh (Joint name) là gì? Vì sao phải thành lập liên danh khi dự thầu?
Mục Lục
Liên danh và Nhà thầu liên danh
Một thỏa thuận liên danh được coi là hợp lệ khi nội dung của thỏa thuận phân định rõ quyền lợi, trách nhiệm, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh; chữ kí của các thành viên, con dấu (nếu có).
Mục đích
Tuy nhiên, mục đích của việc phân chia là phải đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường… khi thực hiện gói thầu. Gọi là thỏa thuận liên danh hay hợp đồng liên danh đều phù hợp vì bản chất nó là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên khi dự thầu dưới một danh nghĩa chung và phải được lập thành văn bản.
Vì sao phải thành lập liên danh khi dự thầu?
Lí do các nhà thầu phải liên danh với nhau thành nhà thầu liên danh thường xuất phát từ nguyên nhân là nếu chỉ một doanh nghiệp bất kỳ trong đó tham gia thì có thể không đủ khả năng lực thực hiện gói thầu đó.
Khi điều kiện năng lực của công ty bạn khi tham gia đấu thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ thầu, thì công ty bạn có thể hợp tác với các nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu là liên danh.
Theo đó, công ty của bạn và công ty mà bạn định liên danh sẽ lập một thỏa thuận liên danh hoặc một hợp đồng liên danh bắt buộc dưới dạng văn bản. Sau đó nhà thầu liên danh có thể hoạt động như một nhà thầu độc lập bình thường.
Một lí do khác để thành lập liên danh là khi tham gia gói thầu lớn, các bên dự thầu sẽ muốn tối ưu hóa phần công việc trong hồ sơ mời thầu để phù hợp với năng lực của mình, đồng thời không phải chịu trách nhiệm như trường hợp sử dụng nhà thầu phụ. Từ đó, các công ty này sẽ hợp tác với nhau để lập thành liên danh.
(Tham khảo Luật Đấu thầu 2013, Nghị định 63/2014/NĐ-CP và Luật Doanh nghiệp 2014)