Lí thuyết sở thích được bộc lộ (Revealed Preference Theory) là gì?
Mục Lục
Lí thuyết sở thích được bộc lộ
Lí thuyết sở thích được bộc lộ trong tiếng Anh là Revealed Preference Theory.
Lí thuyết sở thích được bộc lộ được đưa ra bởi nhà kinh tế học người Mỹ Paul Anthony Samuelson vào năm 1938, tuyên bố rằng rằng hành vi của người tiêu dùng, nếu thu nhập và giá của mặt hàng không đổi, là chỉ số tốt nhất về sở thích của họ.
Lí thuyết sở thích được bộc lộ của Samuelson cho rằng hành vi của người tiêu dùng không dựa trên độ thỏa dụng, mà dựa trên hành vi có thể quan sát được dựa trên một số ít các giả định tương đối không thể kiểm chứng.
Lí thuyết sở thích được bộc lộ là một lí thuyết kinh tế liên quan đến mô hình tiêu dùng của một cá nhân, khẳng định rằng cách tốt nhất để đo lường sở thích của người tiêu dùng là quan sát hành vi mua hàng của họ.
Lí thuyết sở thích được bộc lộ dựa trên giả định rằng người tiêu dùng là lí trí. Nói cách khác, họ sẽ xem xét một loạt các lựa chọn thay thế trước khi đưa ra quyết định mua hàng phù hợp nhất với họ. Do đó, lựa chọn mà được người tiêu dùng đưa ra phải là lựa chọn được ưu tiên.
Lí thuyết sở thích được bộc lộ cũng nêu rằng các lựa chọn được ưu tiên sẽ thay đổi tùy theo các ràng buộc về giá cả và ngân sách. Bằng cách kiểm tra sở thích ưu tiên tại mỗi điểm ràng buộc, có thể được tạo ra được một danh sách các mục được ưu tiên của một số dân cư nhất định theo các mức giá cả và ràng buộc ngân sách khác nhau.
Lí thuyết này nêu rõ rằng với ngân sách của người tiêu dùng, họ sẽ chọn cùng một gói hàng hóa (gói "ưu tiên") miễn là gói đó vẫn có giá phải chăng. Chỉ khi giá của gói ưu tiên này vượt quá khả năng chi trả, họ mới chuyển sang một gói hàng hóa ít tốn kém hơn, ít được ưa chuộng hơn.
Ví dụ về lí thuyết sở thích được bộc lộ
Hãy xem xét người tiêu dùng X mua 1 kg nho và giả định rằng anh ta thích số nho đó hơn tất cả các mặt hàng khác có giá tương đương hoặc rẻ hơn so với 1 kg nho.
Theo lí thuyết sở thích được bộc lộ, vì X thích 1 kg nho đó hơn tất cả các mặt hàng khác mà anh ta có thể đủ khả năng chi trả, anh ta sẽ chỉ mua thứ khác thay cho số nho đó nếu giá của 1 kg nho đó cao hơn số tiền anh ta có thể chi.
Các chỉ trích của lí thuyết sở thích được bộc lộ
Một số nhà kinh tế nói rằng lí thuyết sở thích được bộc lộ đưa ra quá nhiều giả định. Ví dụ, làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn rằng sở thích của người tiêu dùng không thay đổi theo thời gian? Biết đâu một hành động tại một thời điểm cụ thể chỉ cho thấy một phần của thang đo mức ưu tiên của người tiêu dùng tại đúng thời điểm đó?
Không có bằng chứng để hỗ trợ giả định rằng một sở thích được sẽ luôn được ưu tiên từ thời điểm này sang thời điểm khác. Trong thế giới thực, có rất nhiều sự lựa chọn thay thế. Không thể nào xác định được một sản phẩm, hoặc một nhóm sản phẩm hoặc các lựa chọn hành vi nào đã bị bỏ qua khi người tiêu dùng chọn mua một sản phẩm.
(Theo investopedia)