Lí thuyết quản lí của Peter Drucker (The Management Theory of Peter Drucker) là gì?
Mục Lục
Lí thuyết quản lí của Peter Drucker (1909 – 2005)
Lí thuyết quản lí của Peter Drucker trong tiếng Anh được gọi là The Management Theory of Peter Drucker.
Lí thuyết quản lí của Peter Drucker cho rằng quản lí có ý nghĩa với con người vượt xa hơn là chỉ đáp ứng những điểm mấu chốt.
Peter Drucker đã chỉ ra rằng các tổ chức tồn tại lâu bền nhất là những tổ chức phát triển cá nhân cả về trí tuệ lẫn đạo đức. Peter Drucker tin vào các nguyên tắc hướng dẫn về đạo lí và đạo đức trong kinh doanh.
(Theo trang businessnewsdaily.com)
Peter Drucker, còn được gọi là Cha đẻ của lí thuyết quản lí hiện đại, đã đưa ra các thuật ngữ và chiến lược lãnh đạo vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Ông ủng hộ cho một nơi làm việc linh hoạt hơn, hợp tác hơn, và uỷ quyền tới tất cả mọi người trong tổ chức.
Theo Drucker, "quản lí là làm những điều đúng đắn, lãnh đạo là làm những điều đúng đắn." Không giống như nhiều nhà lí thuyết quản lí ban đầu, Drucker nghĩ rằng cấp dưới nên có cơ hội chấp nhận rủi ro, học hỏi và phát triển tại nơi làm việc.
(Theo business.com)
Peter F.Drucker là chuyên gia kinh tế học, một nhà nghiên cứu về quản lí và chính trị học được cho là nổi tiếng nhất thời hiện đại của nước Mỹ và cũng là nhân vật đại diện cho trường phái kinh nghiệm chủ nghĩa phương Tây.
Chức năng quản lí
Là một giảng viên về quản lí, ông đề cao tầm quan trọng của quản lí như một thể chế có ưu thế và cơ bản. Theo ông, quản lí có 3 chức năng:
- Quản lí một doanh nghiệp: Quản lí một doanh nghiệp tập trung vào làm kinh tế.
Điều này không nhất thiết chỉ bao hàm sự tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận chỉ là yếu tố kiểm tra khả năng của các nhà quản lí, chính khách hàng mới là toàn bộ tầm quan trọng cho kinh doanh.
Kinh doanh tồn tại vì khách hàng và chính khách hàng giữ cho nó tiếp tục hoạt động. Do đó, quản trị một doanh nghiệp có nghĩa là tạo ra khách hàng, chính vì vậy hai chức năng quan trọng của quản trị là marketing và đổi mới.
- Quản lí các nhà quản lí: Theo Drucker, các nhà quản trị là nguồn lực cơ bản và đắt giá nhất trong hầu hết các tổ chức kinh doanh. Người ta tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng một đội ngũ các nhà quản trị, chính vì vậy việc quản lí họ là một công việc cần được lưu tâm.
Có 3 nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lí các nhà quản lí:
+ Quản lí theo các mục tiêu và tự điều khiển
+ Lập cấu trúc công việc của một nhà quản lí
+ Tạo ra tính hợp lí trong tổ chức
- Quản lí công nhân và công việc: Ông đề cao vai trò của công nhân với tư cách là tiềm năng con người là duy nhất. Khi được đối xử như một tiềm lực, anh ta có thể được khai thác hay sử dụng một cách có hiệu quả nhất.
(Tài liệu tham khảo: Tổng quan về Tâm lí học, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)