Lí thuyết môi trường ưu tiên (Prefered habitat theory) là gì?
Mục Lục
Lí thuyết môi trường ưu tiên (Prefered habitat theory)
Lí thuyết môi trường ưu tiên trong tiếng Anh là Prefered habitat theory. Lí thuyết môi trường ưu tiên phát biểu rằng lãi suất của trái phiếu dài hạn bằng bình quân lãi suất ngắn hạn dự tính trong thời gian tồn tại của trái phiếu đó cộng với một mức bù kì hạn.
Trong đó, mức bù kì hạn này phụ thuộc vào tương quan cung cầu vốn ở các kì hạn khác nhau.
Các thuật ngữ liên quan
Lí thuyết dự tính (Expectation Theory) là lí thuyết cho rằng lãi suất của một công cụ nợ dài hạn bằng trung bình của các mức lãi suất ngắn hạn trong tương lai được trông đợi xuất hiện trong suốt thời gian tồn tại của công cụ nợ dài hạn đó.
Lí thuyết thị trường phân đoạn (Market segmentation theory) là một lí thuyết cho rằng lãi suất dài hạn và lãi suất ngắn hạn không liên quan đến nhau.
Nội dung của lí thuyết môi trường ưu tiên
- Lí thuyết môi trường ưu tiên xuất phát từ giả thiết cho rằng nhà đầu tư ưu tiên nắm giữ các trái phiếu có kì hạn thanh toán trùng với kì hạn đầu tư của họ, nhưng vẫn quan tâm tới trái phiếu ở những kì hạn khác và sẽ nắm giữ các trái phiếu đó nếu lãi suất ở các kì hạn khác là hấp dẫn.
- Điều này có nghĩa là trái phiếu ở những kì hạn khác nhau là những tài sản có thể thay thế cho nhau. Và do các nhà đầu tư ưa thích nắm giữ các trái phiếu ngắn hạn, người vay dài hạn hơn sẽ phải trả mức lãi suất cao hơn để các nhà đầu tư sẵn lòng nắm giữ trái phiếu dài hạn.
Do vậy, lãi suất của trái phiếu dài hạn sẽ được xác định như sau:
Nguồn: Giáo trình Lí thuyết Tài chính tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Với knt là mức bù kì hạn cho trái phiếu kì hạn n năm ở thời điểm t.
Ưu điểm của lí thuyết môi trường ưu tiên
- Lí thuyết dự tính và lí thuyết thị trường phân đoạn chỉ giải thích được một vấn đề của lãi suất trên thực tế.
- Không giống như hai lí thuyết trên, lí thuyết môi trường ưu tiên có thể giải thích được đầy đủ các đặc điểm của lãi suất trên thực tế.
Đó là các lãi suất thay đổi cùng chiều với nhau vì nếu một lãi suất ngắn hạn trong tương lai tăng lên thì cũng làm các mức lãi suất dài hạn liên quan tăng lên.
Lí thuyết này cũng giải thích được tại sao lãi suất dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn vì có một mức bù kì hạn dương đối với các trái phiếu dài hạn.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lí thuyết Tài chính tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)