Lí thuyết dân số học bi quan (Pessimistic) là gì?
Mục Lục
Lí thuyết dân số học bi quan
Lí thuyết dân số học bi quan trong tiếng Anh được gọi là Pessimistic hay Neo-Malthusian.
Lí thuyết dân số học bi quan là một trong ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế.
Người khởi xướng lí thuyết này là Thomas Malthus thông qua cuốn sách Thực chứng về qui luật dân số của ông viết năm 1789.
Lí thuyết dân số học bi quan của Ông cho rằng, trong bối cảnh nguồn lực bị giới hạn, nhu cầu lương thực ngày càng tăng và tiến bộ công nghệ chậm chạp sẽ làm trầm trọng hơn sức ép từ việc tăng dân số.
Vì thế, nhu cầu lương thực sẽ luôn thấp hơn mức cần thiết và điều này sẽ chỉ dừng lại khi mức tăng dân số bị chậm lại do tỉ lệ chết cao hơn.
Đặc biệt từ cuối thập niên 1940 cho đến những năm 1970, hàng loạt nghiên cứu với luận điểm "bi quan" cho rằng dân số ảnh hưởng hết sức tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì dân số tăng nhanh sẽ đe dọa đến nguồn cung lương thực và tài nguyên tự nhiên.
Các nhà hoạch định chính sách ủng hộ luận điểm này đã tiến hành thực hiện hàng loạt chính sách dân số nghiêm ngặt nhằm giảm tỉ lệ sinh.
Họ cho rằng tốc độ tăng dân số chậm sẽ cải thiện tăng trưởng kinh tế vì nguồn lực sẽ được tiết kiệm và sử dụng cho mục đích thúc đẩy tăng trưởng thay vì được sử dụng cho mục đích sinh sản, cũng như góp phần giảm tải cho cơ sở hạ tầng và môi trường.
Một ví dụ được đưa ra là những cải tiến trong nông nghiệp ở Trung Quốc đã góp phần cải thiện đời sống, nhưng vì tăng trưởng dân số quá nhanh nên mức cải thiện đó hầu như không đáng kể.
Trong những năm gần đây, yêu cầu tìm hiểu và đánh giá cụ thể hơn mối quan hệ giữa biến động dân số với tăng trưởng kinh tế ngày càng cấp thiết hơn.
Đặc biệt với các nước đang phát triển đang trải nghiệm những biến động dân số mạnh mẽ do tác động của các chính sách dân số thì nhu cầu này lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.
Cho đến nay, lịch sử dân số học đã trải qua ba quan điểm về mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế với những lí luận và bằng chứng khác nhau:
(1) Lí thuyết dân số học "bi quan" với lập luận chủ yếu là tăng dân số tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế;
(2) Lí thuyết dân số học "lạc quan" lại cho rằng tăng dân số có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế;
(3) Lí thuyết dân số học "trung tính" cho rằng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác.
(Tài liệu tham khảo: Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình)