Kĩ thuật tính toán (Reperformance procedures) trong thu thập bằng chứng kiểm toán là gì?
Mục Lục
Kĩ thuật tính toán trong thu thập bằng chứng kiểm toán
Kĩ thuật tính toán hay kiểm tra chính xác về kĩ thuật trong tiếng Anh được goi là Reperformance procedures.
Kĩ thuật tính toán là một trong các kĩ thuật thường được sử dụng trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán.
- Kĩ thuật tính toán là quá trình kiểm toán viên kiểm tra chính xác về mặt số học của số liệu trên chứng từ, sổ sách kế toán.
Kĩ thuật này chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần tuý về mặt số học, không chú ý đến sự phù hợp của phương pháp tính và nội dung tính. Do đó, kĩ thuật này thường được sử dụng kết hợp với các kĩ thuật khác trong quá trình thu thập bằng chứng.
- Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin xác thực mà các kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình. (Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500)
Bằng chứng kiểm toán có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng quyết định tới thành công của cuộc kiểm toán.
Đối với một số tổ chức kiểm toán như kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà nước, bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để giám sát chất lượng hoạt động của các kiểm toán viên trong thực hiện kiểm toán.
Yêu cầu về bằng chứng kiểm toán
Bằng chứng kiểm toán phải thỏa mãn hai yêu cầu cơ bản là sự đầy đủ và tính thích hợp
- Tính thích hợp (Hiệu lực)
Là khái niệm dùng để chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng kiểm toán yếu tố ảnh hưởng đến tính thích hợp hay tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán bao gồm:
Thứ nhất là loại hình hay dạng của bằng chứng
Thứ hai là hệ thống kiểm soát nội bộ
Thứ ba là nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán
Thứ tư là sự kết hợp các bằng chứng kiểm toán
- Đầy đủ
Đầy đủ là khái niệm chỉ số lượng hay qui mô cần thiết của bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến kết luận cho cuộc kiểm toán. Tính đầy đủ này liên quan trực tiếp đến kích cỡ mẫu và thời gian thực hiện.
Sự xét đoán số lượng bằng chứng cần thu thập căn cứ vào những yếu tố sau:
Tính hiệu lực của bằng chứng
Tính trọng yếu
Mức độ rủi ro
Ưu điểm và nhược điểm của kĩ thuật
- Ưu điểm: Cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao, xét về mặt số học.
- Nhược điểm: Thông tin để phục vụ cho việc tính toán được lấy từ doanh nghiệp sẽ không đảm bảo tính khách quan.
Các phép tính và phân bổ đôi khi khá phức tạp, tốn thời gian đặc biệt khi đơn vị được kiểm toán có qui mô lớn, loại hình kinh doanh đa dạng, luồng tiền ra vào rất lớn...
(Tài liệu tham khảo: Qui trình kiểm toán báo cáo tài chính, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)