Khủng hoảng năng lượng 1979 (1979 Energy Crisis) là gì?
Mục Lục
Khủng hoảng năng lượng 1979
Khủng hoảng năng lượng 1979 trong tiếng Anh là 1979 Energy Crisis.
Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1979 là cú sốc dầu mỏ thứ hai trong trong thập niên 70, tạo ra sự hoảng loạn về khả năng thiếu xăng dầu trong tương lai dẫn đến giá dầu và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng vọt.
Trên thực tế, sản lượng dầu chỉ giảm khoảng 7% hoặc thấp hơn hơn, nhưng sự gián đoạn nguồn cung trong ngắn hạn dẫn đến dầu tăng giá mạnh, người dân vội vã mua tích trữ và xếp hàng dài tại các trạm xăng.
Tại Mỹ, một số tiểu bang đã tiến hành phân phối xăng dầu bắt buộc bao gồm California, New York, Pennsylvania, Texas và New Jersey. Ở những bang đông dân này, người tiêu dùng chỉ có thể mua gas vào ngày chẵn hoặc lẻ, dựa trên chữ số cuối của biển số xe của họ.
Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1979 xảy ra khi nguồn cung dầu thô toàn cầu giảm đáng kể sau hậu quả của Cách mạng Iran, bắt đầu vào đầu năm 1978 và kết thúc vào đầu năm 1979 với sự sụp đổ của nhà vua Shah Mohammad Reza Pahlavi. Trong 12 tháng, giá tăng gần gấp đôi lên 39,50 USD một thùng.
Sự gián đoạn ngắn hạn trong việc cung cấp xăng và dầu diesel toàn cầu trở nên đặc biệt nghiêm trọng vào mùa xuân và đầu mùa hè năm 1979. Ở Mỹ, tình trạng thiếu xăng cũng dẫn đến lo ngại rằng dầu đốt có thể bị thiếu hụt trong mùa đông 1979-1980.
Mỹ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn từ cuộc khủng hoảng so với các nước phát triển khác ở châu Âu, dù những nước này cũng phụ thuộc vào dầu từ Iran và các nước Trung Đông khác. Một phần lí do có liên quan đến các quyết định trong chính sách tài khóa ở Mỹ.
Đầu năm 1979, chính phủ Mỹ đã điều tiết giá dầu. Các nhà quản lí đã ra lệnh cho các nhà máy tinh chế hạn chế việc cung cấp xăng dầu trong thời gian đầu của cuộc khủng hoảng để trữ hàng tồn kho, khiến cho giá trở nên cao hơn.
Một yếu tố khác là việc nguồn cung bị hạn chế ngoài ý muốn sau khi Bộ Năng lượng Mỹ yêu cầu một số nhà máy lọc dầu lớn bán dầu thô cho những nhà máy nhỏ hơn. Do các nhà máy tinh chế nhỏ có năng lực sản xuất hạn chế nên quyết định này khiến cho việc cung cấp xăng dầu càng bị trì hoãn hơn.
Chính sách tiền tệ dẫn đến khủng hoảng cũng là một phần nguyên nhân vì Ủy ban Thị trường mở Liên bang đã miễn cưỡng tăng lãi suất mục tiêu quá nhanh. Điều đó làm tăng lạm phát vào cuối thập kỷ này, khiến cho lạm phát tăng vọt đi kèm với giá năng lượng và một loạt các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng khác tăng cao.
Lợi ích đến từ cuộc khủng hoảng năng lượng 1979
Trong cuộc khủng hoảng, các chính trị gia tích cực khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm năng lượng và hạn chế việc đi lại khi không cần thiết. Trong những năm sau đó, cuộc khủng hoảng năm 1979 đã giúp cho các loại xe ô tô cỡ nhỏ và xe mini được ưa chuộng và bán chạy, do chúng có động cơ nhỏ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn các dòng xe khác.
Cùng lúc đó, các công ty dịch vụ công cộng (vận tải, điện, nước, khí đốt, v.v...) trên toàn thế giới phải tìm kiếm giải pháp thay thế cho máy phát điện dầu thô. Các lựa chọn thay thế bao gồm các nhà máy điện hạt nhân và các hính phủ đã chi hàng tỉ đô la cho việc nghiên cứu và phát triển các nguồn nhiên liệu khác.
Nhờ kết quả của những nỗ lực trên, lượng tiêu thụ dầu hàng ngày trên toàn thế giới đã giảm trong 6 năm kể từ cuộc khủng hoảng. Trong khi đó, thị phần toàn cầu của Tổ chức OPEC đã giảm xuống 29% vào năm 1985, giảm so với mức 50% vào năm 1979.
(Theo investopedia)