Khu vực đồng euro (Eurozone) là gì? Lịch sử Khu vực đồng euro
Mục Lục
Khu vực đồng euro
Khái niệm
Khu vực đồng euro trong tiếng Anh là Eurozone.
Khu vực đồng euro là một khu vực địa lí kinh tế bao gồm tất cả các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã sử dụng đồng euro làm tiền tệ quốc gia.
Tính đến năm 2019, khu vực đồng euro bao gồm 19 quốc gia thuộc EU là Áo, Bỉ, Cộng hòa Síp, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia và Tây Ban Nha.
Đặc điểm Khu vực đồng euro
Khu vực đồng euro là một trong những khu vực kinh tế lớn nhất trên thế giới và đồng tiền chung của nó - đồng euro, được coi là một trong những tiền tệ có tính thanh khoản cao nhất khi so sánh với các khu vực hay các nước khác.
Tiền tệ của khu vực đồng euro vẫn đang tiếp tục phát triển theo thời gian và chiếm một vị trí quan trọng trong dự trữ của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới.
Khu vực đồng euro thường được xem là một ví dụ thực tiễn về bộ ba bất khả thi (Trilemma) trong kinh tế học.
Lịch sử Khu vực đồng euro
Năm 1992, các quốc gia trong Cộng đồng châu Âu (EC) đã kí Hiệp ước Maastricht, từ đó thành lập Liên minh châu Âu (EU).
Việc thành lập EU có nhiều tác động lớn đến kinh tế các quốc gia thành viên. Nó thúc đẩy sự phối hợp và hợp tác sâu hơn trong chính sách quản lí, củng cố quyền công dân, các chính sách an ninh - quốc phòng và các chính sách kinh tế.
Về chính sách kinh tế, Hiệp ước Maastricht tạo ra một liên minh kinh tế và một đồng tiền chung với một hệ thống ngân hàng trung ương (Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB) và một loại tiền tệ chung là đồng euro.
Hiệp ước kêu gọi sự di chuyển vốn tự do giữa các quốc gia thành viên, sau đó dẫn đến tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng trung ương và liên kết chính sách kinh tế giữa các quốc gia thành viên.
Bước cuối cùng của hiệp ước là sự ra đời của đồng euro và ECB với các chính sách tiền tệ đơn lẻ.
Hiệp ước cũng đưa ra các tiêu chí tập trung, và các yêu cầu các quốc gia cần phải đáp ứng để sử dụng đồng euro làm tiền tệ quốc gia. Chúng bao gồm:
- Hạn chế thâm hụt ngân sách và nợ công.
- Ổn định tỷ giá.
- Tỉ lệ lạm phát trong khoảng 1,5% của 3 nước EU có tỉ lệ thấp nhất
- Lãi suất dài hạn trong khoảng 2% của 3 mức lãi suất thấp nhất trong các nước ở EU.
(Theo Investopedia)