Khoảng cách quyền lực (Power Distance) là gì? Phân loại
Mục Lục
Khoảng cách quyền lực
Khoảng cách quyền lực trong tiếng Anh là power distance.
Khoảng cách quyền lự miêu tả cách một xã hội ứng xử với sự bất bình đẳng về quyền lực giữa người với người trong xã hội.
Phân loại khoảng cách quyền lực
Có thể phân chia khoảng cách quyền lực thành khoảng cách quyền lực lớn và khoảng cách quyền lực thấp.
Khoảng cách quyền lực lớn
Một xã hội có sự chênh lệch về quyền lực lớn có nghĩa là mức độ bất bình đắng tương đối cao và luôn tăng lên theo thời gian. Người ta sẽ có xu hướng xem quyền lực như một thực tế của cuộc sống và tin rằng mọi người đều có một vị trí cụ thể trong hệ thống phân cấp quyền lực.
Bạn mong muốn sức mạnh sẽ được phân phối không đồng đều và dễ dàng chấp nhận các mối quan hệ dựa trên sự độc đoán và gia trưởng. Nếu bạn là cấp dưới, bạn chỉ cần thừa nhận sức mạnh của cấp trên dựa trên vị trí tương đương của anh ta trong hệ thống phân cấp quyền lực. Bạn có thể đi theo một nhà lãnh đạo vì đó là vị trí xã hội của người đó trong gia đình, doanh nghiệp hoặc chính phủ. Bạn sẽ hiếm khi có quyền thắc mắc trước những mệnh lệnh vì vai trò của bạn trong hệ thống phân cấp là tuân theo các mệnh lệnh.
Tại các quốc gia này, có khoảng cách rất lớn giữa những người có quyền lực và những người thấp cổ bé họng. Guatemala, Malaysia, Phillipine và một vài nước Trung Đông là các quốc gia điển hình về khoảng cách quyền lực lớn.
Khoảng cách quyền lực thấp
Ngược lại, trong các xã hội với khoảng cách quyền lực thấp, sự chênh lệch giữa kẻ mạnh và kẻ yếu rất nhỏ. Bạn sẽ mong đợi các mối quan hệ quyền lực có sự đóng góp, dân chủ và trao đổi. Bạn đối xử bình đẳng với người lãnh đạo của mình, bất kể vị trí hay chức danh của người đó. Bạn cảm thấy mình có quyền tham gia vào việc ra quyết định và không ngại tuyên bố như vậy.
Bạn tin rằng mình có quyền tham gia vào các quyết định chính trị và công việc. Người lãnh đạo tồn tại để hướng dẫn và giúp đỡ bạn, thay vì ra lệnh cho bạn làm cái này cái kia. Sự tôn trọng dành cho nhà lãnh đạo là do chính họ giành được chứ không phải là một quyền lợi của quyền hoặc chức vụ mà họ đang đảm đương.
Ví dụ, ở các nước Scandinavia như Đan Mạch và Thụy Điển, các chính phủ xây dựng hệ thống thuế và phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo đất nước của họ giữ được sự bình đằng tương đối trong thu nhập và quyền lực. Hoa Kỳ là đất nước có khoảng cách về quyền lực tương đối thấp.
Yếu tố liên quan
Sự phân cấp xã hội (social stratification) là yếu tố có ảnh hưởng đến khoảng cách quyền lực. Ở Nhật, hầu hết tất cả mọi người thuộc tầng lớp trung lưu, trong khi đó ở Ấn Độ, đẳng cấp trên nắm hầu hết quyền kiểm soát đối với việc ra quyết định và sức mua. Trong các công ty, mức độ phân tầng quản lí và chuyên quyền trong lãnh đạo sẽ quyết định khoảng cách quyền lực.
Trong các doanh nghiệp, sự chênh lệch lớn về quyền lực cùng cách quản lí chuyên quyền làm cho quyền lực tập trung vào các nhà lãnh đạo cấp cao và nhân viên không có quyền tự quyết. Còn trong các công ty có chênh lệch về quyền lực thấp, những nhà quản lí và nhân viên của họ thường bình đẳng hơn, hợp tác với nhau nhiều hơn để đạt được mục tiêu của công ty.
(Theo study.com; Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương, NXB Thống kê)