Khoản vay mềm (Soft Loan) là gì? Lợi ích và hạn chế của khoản vay mềm với bên cho vay
Mục Lục
Khoản vay mềm
Khoản vay mềm trong tiếng Anh là Soft Loan, Soft Financing hoặc Concessional Funding.
Khoản vay mềm là khoản vay không tính lãi hoặc lãi suất thấp hơn thị trường. Khoản vay mềm có các điều khoản ưu đãi, như thời gian ân hạn kéo dài mà chỉ phải trả lãi hoặc phí dịch vụ đáo hạn, hoặc có những thời kì được miễn lãi.
Chúng thường có thời biểu chi trả dài hơn (một số trường hợp lên tới 50 năm) so với các khoản vay ngân hàng thông thường.
Các khoản vay mềm thường được thực hiện bởi các ngân hàng phát triển đa quốc gia (như Quĩ phát triển châu Á), các chi nhánh của Ngân hàng Thế giới hoặc chính phủ liên bang (hoặc các cơ quan chính phủ) cho các nước đang phát triển không thể vay theo lãi suất thị trường.
Các khoản vay mềm không chỉ là cách để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển mà còn để hình thành mối quan hệ kinh tế và chính trị với. Điều này thường xảy ra nếu quốc gia đi vay nguồn tài nguyên hoặc nhiên liệu mà người cho vay muốn có. Bên cho vay có thể không những yêu cầu trả nợ mà cả quyền được tiếp cận hoặc ưu đãi sử dụng tài nguyên đó.
Ích lợi của khoản vay mềm với bên cho vay
Cùng với vai trò là nền tảng cho người cho vay thiết lập chính sách và mở rộng mối quan hệ ngoại giao với quốc gia đi vay, các khoản vay mềm mang đến cơ hội kinh doanh thuận lợi.
Tuyến đường sắt và khu công nghiệp ở Ethiopia được tài trợ bởi khoản vay mềm từ Trung Quốc được xây dựng bởi các công ty Trung Quốc. Nhiều công ty chuyển vào khu phức hợp cũng là công ty Trung Quốc và được giảm đáng kể các khoản thuế đối với thu nhập và nhập khẩu từ chính phủ Ethiopia.
Bất của khoản vay mềm với bên cho vay
Ưu đãi thời hạn trả nợ của khoản vay mềm có thể khiến bên cho vay bị ràng buộc với bên đi vay. Dù điều này có thể khiến bên cho vay không thu được nguồn lợi trực tiếp từ số tiền họ tài trợ trong một thời gian dài, nhưng nó tạo ra cơ hội đối thoại với người đi vay nhằm đạt được các mục đích khác.
Ví dụ năm 2015, Nhật Bản đã cung cấp một khoản vay mềm cho Ấn Độ để trả 80% chi phí cho một dự án tàu cao tốc trị giá 15 tỉ USD với lãi suất dưới 1%, với điều kiện Ấn Độ sẽ mua 30% số thiết bị cho dự án từ các công ty Nhật Bản.
Vào thời điểm hai quốc gia kí thỏa thuận chính thức, cam kết của Nhật Bản đã tăng lên, tài trợ 85% chi phí dưới dạng các khoản vay mềm, với chi phí dự án lúc này tăng thành 19 tỉ USD.
Ngoài ra, người đi vay có thể gặp rắc rối khi trả nợ, mặc cho các điều khoản hào phóng của khoản vay mềm. Các quốc gia có thể bị cám dỗ để đi vay nợ lớn hơn mức có thể chi trả, như tình huống đã xảy ra với Ethiopia.
Do các khoản vay từ Trung Quốc, tỉ lệ nợ trên GDP của nước này đã tăng lên 88% và có nguy cơ vỡ nợ. Vào tháng 9 năm 2018, Trung Quốc đã phải đồng ý cơ cấu lại một số khoản nợ, giảm các khoản hoàn trả và kéo dài thời hạn cho vay thêm 20 năm.
(Theo investopedia)