Khoản vay được bảo đảm (Secured Debt) là gì? Ví dụ về khoản vay có bảo đảm
Mục Lục
Khoản vay được bảo đảm
Khái niệm
Khoản vay được bảo đảm hay nợ được bảo đảm trong tiếng Anh là Secured Debt.
Khoản vay được bảo đảm là nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp để giảm rủi ro liên quan đến việc cho vay, chẳng hạn như cho vay thế chấp.
Nếu người vay không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ tịch thu nhà, bán nó và sử dụng tiền thu được để trả nợ. Các tài sản đảm bảo cho khoản nợ hay công cụ nợ được coi là an toàn hơn, đó là lí do tại sao nợ không có bảo đảm được coi là một khoản đầu tư rủi ro hơn nợ có bảo đảm.
Có hai cách thức cơ bản mà một công ty có thể gia tăng vốn: qua nợ và vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là quyền sở hữu và hàm ý một lời hứa về thu nhập trong tương lai khi sở hữu cổ phần công ty, nhưng nếu công ty thất bại, nhà đầu tư có thể mất tiền vốn.
Bị hấp dẫn bởi triển vọng sinh lợi và các tiềm năng tăng trưởng lãi cao hơn, các nhà đầu tư vào vốn chủ sở hữu dù có sự ủng hộ ngầm của công ty phát hành nhưng thực chất họ không có quyền hạn thực sự về tài sản của công ty.
Thật vậy, chủ sở hữu vốn là người được trả tiền cuối cùng nếu công ty phá sản. Nợ, mặt khác là một lời hứa trả nợ và có thời gian dài hơn. Do đó, các chủ nợ không quan tâm đến thu nhập trong tương lai bằng giá trị thanh lí của công ty. Các khoản nợ có bảo đảm là một loại chứng khoán, đặc biệt được ưu tiên nhiều hơn các khoản nợ không có bảo đảm.
Khoản vay được bảo đảm đối với người cho vay
Nhìn chung, người cho vay quan tâm nhiều đến giá trị tài sản của công ty hơn là chất lượng thu nhập vì trong trường hợp thu nhập giảm, công ty vẫn có thể bán tài sản để trả nợ. Tuy nhiên, một số khoản nợ được bảo đảm trong hợp đồng bởi các tài sản cụ thể. Khoản nợ này được gọi là nợ có bảo đảm.
Nợ có bảo đảm là một hợp đồng chính thức được bảo đảm bởi các tài sản có thể được bán làm tài sản thế chấp nếu công ty không thể thanh toán cho các khoản vay. Do có rủi ro thấp, nợ có bảo đảm được ưa chuộng hơn với những công ty có tín dụng kém. Nợ có bảo đảm cho phép người đi vay chuyển mối quan tâm của họ sang giá trị thanh lí tài sản thay vì uy tín tín dụng của người đi vay.
Ví dụ về khoản vay có bảo đảm
Ví dụ phổ biến nhất của khoản vay có bảo đảm là thế chấp. Các ví dụ khác bao gồm dịch vụ được cung cấp bởi hiệu cầm đồ hoặc đảm bảo thanh toán các khoản phải thu. Hiệu cầm đồ cho người vay một khoản vay dựa trên giá trị của bất cứ thứ gì mà người vay sẵn sàng cầm đồ. Thực tế, khoản vay có bảo đảm là nền tảng của mô hình kinh doanh cầm đồ.
Nhiều công ty cũng tạo thói quen nhận tài trợ thông qua việc tài trợ cho các khoản phải thu. Nếu công ty không thể thực hiện thanh toán, người cho vay có thể sử dụng biên lai của khách hàng và ghi chú kỳ hạn để đảm bảo trả nợ. Các ví dụ khác bao gồm các khoản vay tín dụng mua ô tô hay nhà ở, còn được gọi là HELOC.
(Theo Investopedia)