Khoản vay 125% (125% Loan) là gì? Cách thức hoạt động của khoản vay 125%
Mục Lục
Khoản vay 125% (125% Loan)
Khoản vay 125% trong tiếng Anh là 125% Loan.
Khoản vay 125% là một khoản vay (thường là khoản thế chấp) với lượng ban đầu bằng 125% giá trị tài sản gốc. Ví dụ: nếu nhà của bạn trị giá 300.000 đô la, khoản vay 125% sẽ cho bạn vay 350.000 đô la.
Những khoản vay này lần đầu tiên trở nên phổ biến trong những năm 1990. Ban đầu chúng hướng đến những người đi vay có điểm tín dụng cao và lịch sử tín dụng tốt, với lãi suất cao gấp đôi so với loại thế chấp tiêu chuẩn.
Cách thức hoạt động của khoản vay 125%
Về mặt tài chính kĩ thuật, khoản vay 125% có tỉ lệ cho vay trên giá trị (LTV) là 125%.
Một thước đo chính về rủi ro của khoản vay đối với người cho vay là qui mô của khoản vay so với giá trị (tỉ lệ LTV) của tài sản cơ sở. Khoản vay 125% là khoản vay tương đối rủi ro so với khoản vay có tỉ lệ LTV dưới 100%: Trong các khoản thế chấp thông thường, qui mô khoản vay không vượt quá 80% giá trị tài sản. Do đó, theo phương pháp định giá dựa trên rủi ro được sử dụng bởi người cho vay, khoản vay có tỉ lệ LTV là 125% sẽ có lãi suất cao hơn khoản vay có tỉ lệ LTV từ 100% trở xuống.
Chủ sở hữu nhà ở có thể tìm kiếm khoản vay 125% như một lựa chọn tái cấp vốn để giúp họ tiếp cận nhiều hơn với vốn. Động cơ của họ có thể là sử dụng khoản vay như một cách để trả các khoản nợ khác có lãi suất cao hơn, chẳng hạn như thẻ tín dụng. Lãi suất tương đối thấp hơn của thế chấp có thể có nghĩa là thực hiện các khoản thanh toán nhỏ hơn và số dư gốc thấp hơn, điều này sẽ làm tăng tiền gốc nhanh hơn.
Ví dụ về khoản vay 125%
Trở lại cuộc khủng hoảng tài chính về nhà ở năm 2007 - 2008, các khoản vay 125% đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các chủ nhà. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản trên khắp đất nước, khởi đầu bởi cuộc khủng hoảng nợ thế chấp dưới chuẩn, khiến nhiều người vô cùng khốn đốn, họ nợ tiền thế chấp nhiều hơn so với giá trị thực của căn nhà.
Không có gì lạ khi các chủ nhà mắc nợ phải trả các khoản thế chấp với lãi suất và số dư gốc không còn phản ánh giá trị của nhà ở mà họ đang trả. Khi giá trị nhà giảm, chủ nhà có thể muốn tái cấp vốn, nhưng để đủ điều kiện, họ có thể phải trả một tỉ lệ nhất định về ngôi nhà. Những thay đổi mạnh mẽ trên thị trường gây khó khăn cho việc bảo trợ tái cấp vốn; hơn nữa, các khoản thanh toán liên tục vào các khoản thế chấp hiện tại của họ cũng có nghĩa là họ không thể thu lại khoản lỗ của mình ngay cả khi họ cố gắng bán nhà.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)