Khai thác trắng (Optimal clear - cutting) là gì?
Mục Lục
Khai thác trắng
Khai thác trắng hay khai thác toàn diện trong tiếng Anh gọi là: Optimal clear - cutting.
Khai thác trắng là phương pháp thu hoạch hết toàn bộ cây trong một vực đặc thù, đây là phương pháp đối lập với việc khai thác có chọn lọc - là việc chỉ thu hoạch khi cây đạt tới một tiêu chuẩn nhất định nào đó, có thể về hình dáng, kích thước hay độ tuổi.
Khai thác trắng được thực hiện rộng rãi ở các vùng rừng thương mại, và nó đang gây ra rất nhiều những tranh cãi khác nhau.
Những người đề xuất phương pháp này hướng tới những chi phí thu hoạch tiết kiệm được và những lợi ích thúc đẩy phát triển vùng rừng thương mại mà những cây ở đó có những đặc điểm đồng đều.
Những người phản bác lại quan điểm này lại dẫn ra những hủy hoại theo quan điểm mĩ quan học, sinh thái học đồng nhất, sự phá hoại lưu vực sông, và những giá trị bị mất đi của cảnh quan giải trí ngoài trời.
Việc hệ thống vấn đề trong giới hạn khái niệm là tương đối đơn giản.
Giả sử một công ty có một diện tích rừng lớn, từ đó công ty này thu hoạch gỗ theo từng vụ luân canh 60 năm. Giả định công ty muốn có sản lượng liên tục hàng năm (để lên kế hoạch về nhân công... ), công ty dự định thu hoạch một phần sáu mươi diện tích rừng mỗi năm.
Theo quan điểm khai thác trắng, (khai thác toàn diện), việc thực hiện kiểu mẫu thu hoạch này có thể thay đổi một cách iên tục. Một mặt công ty có thể thu hoạch bằng cách khai thác trắng trên qui mô lớn 100 mẫu.
Mặt khác, công ty có thể thu hoạch 100 mẫu rải rác bằng cách khai thác trắng từng đơn vị mẫu.
Hoặc công ty có thể khai thác bằng cách bất kì theo trường hợp: khai thác trắng 2 đơn vị diện tích, mỗi đơn vị 50 mẫu; khai thác trắng 10 đơn vị diện tích, mỗi đơn vị 10 mẫu... Nếu gọi n là số vùng riêng biệt được thu hoạch trong 1 năm thì 1< hoặc = n < hoặc = 100.
Câu hỏi đặt ra là: Đâu là giá trị tối đa hóa năng suất xã hội của n?
Nhìn chung, chúng ta có thể nhận ra 2 chi phí bộ phận thay đổi khi n thay đổi.
Thứ nhất là chi phí thu hoạch. Khi n tăng, có thể ước lượng được chi phí của việc thu hoạch gỗ sẽ tăng, căn cứ vào những thứ cần dùng cho việc khai thác gỗ khi sử dụng cho số lượng tăng thêm của các vị trí riêng rẽ.
Các chi phí còn lại có thể được gộp vào một nhóm, gọi là chi phí sinh thái. Chúng ta dự đoán những chi phí này giảm khi n tăng, mặc dù vậy, khi n đạt giá trị tương đối lớn, chi phí này có thể tăng do sự phá hủy rừng ở những vùng không được thu hoạch khi người thu hoạch phải khai thác ở nhiều vùng rộng lớn phân tán.
Mối quan hệ này được mô hình hóa tại hình 1. Số vùng riêng biệt dược thu hoạch (n) được biểu thị trên trục hoành, giá trị này thay đổi từ 1 đến một giá trị N nào đó. Đường cong H biểu thị chi phí thu hoạch gỗ, đường cong E biểu thị chi phí sinh thái.
Đường cong T thể hiện tổng chi phí, là tổng theo chiều dọc của các đường cong H và E. Nếu thực hiện thu hoạch chỉ đơn giản là để tối thiểu hóa chi phí thu hoạch, một qui mô lớn sẽ được khai thác trắng, trong khi nếu để tối thiểu hóa chi phí sinh thái, sẽ khai thác trắng diện tích n0 mẫu.
Diện tích tối đa hóa năng suất xã hội nằm giữa 2 điểm này, tại giá trị n*, tổng chi phí là thấp nhất.
Hình 1. Khai thác trắng hiệu quả
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Tài nguyên, Đại học Kinh tế Quốc dân)