1. Kinh tế quốc tế

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) là gì? Chức năng quyền hạn chủ yếu

Mục Lục

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển 

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển trong tiếng Anh là United Nations Conference on Trade and Development; tên viết tắt là UNCTAD.

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển là Tổ chức đa quốc gia được thành lập năm 1965 để đại diện cho lợi ích kinh tế của các nước đang phát triển và thúc đẩy việc thực hiện những ý tưởng về một trật tự thế giới mới. 

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Nhiệm vụ của UNCTAD:

- Đề ra và thực hiện các biện pháp, chính sách, thương mại mới để thực hiện mục đích phát triển kinh tế trên cơ sở tập hợp mọi cố gắng của tất cả các nước thành viên.

- Hậu thuẫn cho sự tiến bộ kinh tế của các nước đang phát triển nhờ sự phát triển toàn diện của thương mại quốc tế cùng có lợi cho tất cả các nước.

- Với mục đích và nhiệm vụ đó, UNCTAD được thành lập như một sự tất yếu khách quan. Thực tế, các tổ chức quốc tế khác đều không họp để giải quyết các vấn đề trên, nhất là để giải quyết cụ thể những vấn đề tồn tại của các nước đang phát triển. UNCTAD là tổ chức duy nhất để có thể thúc đẩy việc phát triển kinh tế - thương mại trong mối quan hệ chung một cách hợp lí giữa các nước thành viên khá đa dạng có chế độ chính trị - xã hội khác nhau và trình độ phát triển khác nhau.

Chức năng quyền hạn chủ yếu của UNCTAD

1/ Đẩy mạnh thương mại quốc tế nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế, bao gồm đẩy mạnh thương mại giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau, giữa các nước đang phát triển khác nhau, giữa các nước đang phát triển cũng như giữa các nước thuộc hệ thống kinh tế - xã hội khác nhau.

2/ Qui định các nguyên tắc và chính sách về thương mại quốc tế cũng như những vấn đề phù hợp nhằm phát triển kinh tế.

3/ Ðưa ra những đề nghị cụ thể để thực hiện các chính sách trên và áp dụng, trong phạm vi quyền hạn của mình, những biện pháp khác nhau nhằm đạt được mục đích phát triển kinh tế-thương mại. Các đề nghị và biện pháp này đều có tính đến trình độ phát triển khác nhau. Cũng như sự khác biệt trong các hệ thống kinh tế - xă hội.

4/ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp hoạt động các tổ chức khác thuộc liên hợp quốc trong lĩnh vực thương mại quốc tế và các vấn đề phù hợp để phát triển kinh tế.

5/ Cộng tác kịp thời với Đại hội đồng và ủy ban kinh tế - xă hội (ECOSOC) của liên hợp quốc nhằm làm sao thực hiện hiện trách nhiệm phối hợp chung mà hiến chương liên hợp quốc qui định.

6/ Áp dụng những biện pháp cần thiết trong việc cộng tác với các cơ quan có thẩm quyền của liên hợp quốc để có thể thương lượng và thông qua những văn kiện pháp lí đa biên trong lĩnh vực thương mại.

7/ Đóng vai trò trung tâm phối hợp chính sách thương mại với các nước và các nhóm kinh tế theo từng khu vực.

8/ Ngoài ra, UNCTAD còn có thể xem xét một số vất đề khác nữa trong phạm vi quyền hạn của mình.

(Tài liệu tham khảo: fia.mpi.gov.vn)

UNCTAD trong hệ thống Liên Hợp Quốc

UNCTAD là một cơ quan liên chính phủ thường trực được thành lập bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 1964. UNCTAD hiện có 194 thành viên quốc gia và vùng lãnh thổ. Trụ sở chính của UNCTAD được đặt tại Geneva, Thụy Sĩ cùng với văn phòng tại New York, Mỹ và Addis Ababa, Ethiopia.

UNCTAD là một phần của Ban Thư kí Liên Hợp Quốc. UNCTAD báo cáo với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Hội đồng Kinh tế và Xã hội nhưng có tư cách thành viên, lãnh đạo và ngân sách riêng. UNCTAD cũng là một phần của Nhóm Phát triển Liên Hợp Quốc.

(Tài liệu tham khảo: unctad.org)

Thuật ngữ khác