Học việc và thực tập trong quản trị nhân sự là gì?
Mục Lục
Học việc và thực tập
Học việc và thực tập trong tiếng Anh gọi là: Apprenticeship and traineeship training.
Học việc và thực tập là sự kết hợp giữa đào tạo tại nơi làm việc và đào tạo ngoài nơi làm việc (1 hoặc 2 ngày mỗi tuần, hoặc một số tuần nhất định trong năm, tại một trường đại học nào đó).
Thực tập sinh tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập, nhưng ở mức độ ít hơn so với nhân viên toàn thời gian của công ty mà họ thực tập.
Ưu điểm
Hình thức đào tạo tại nơi làm việc rất phổ biến, đặc biệt là khi công việc không phức tạp. Tuy nhiên nó chỉ thành công trong những bối cảnh sau đây:
+ Việc phân công nhiệm vụ phải có mục đích cụ thể, từ đó đối tượng học mới có thể học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm; nếu không thì hình thức đào tạo này sẽ không có định hướng và bị quá tải
+ Hình thức này hiệu quả nhất khi đối tượng học thuộc nhóm thích thực tế, thích vừa học vừa làm, sẵn sàng thử thách và chấp nhận sai lầm. (Những người khác có thể sẽ không chịu được sức ép phải suy nghĩ thấu đáo về các vấn đề và hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản trước khi áp dụng những kĩ thuật mới)
+ Người dạy cũng phải tự học hỏi, rèn luyện bản thân để nâng cao kĩ năng hướng dẫn, huấn luyện (cũng như hiệu quả làm mẫu và thực tế công việc của mình)
+ Công ty sẵn sàng chấp nhận sai lầm. Sai lầm là một phần không thể tránh khỏi của việc đào tạo tại nơi làm việc, và nếu người học bị trừng phạt hay bị chỉ trích thì người học và người dạy sẽ không muốn gánh thêm rủi ro và bị mất động lực dạy và học.
Việc giao cho người lao động một nhiệm vụ mới hoặc khó khăn mà không có sự chuẩn bị hay trợ giúp sẽ là tiềm ẩn một số rủi ro thực tế: làm tăng chi phí do những sai sót của sản phầm hoặc sự không hiệu quả có thể rất cao và gây sức ép lớn lên người học.
Tuy nhiên, ưu điểm chủ chốt của hình thức đào tạo tại nơi làm việc là nó diễn ra ngay tại môi trường của công việc đang cần đào tạo, và trong bối cảnh nhóm làm việc mà đối tượng học sẽ phải làm việc cùng.
Trong quá trình đào tạo, họ cũng có thể hiểu thêm về phong cách giám sát quá trình đào tạo, mối liên hệ cá nhân với các đồng nghiệp, làm việc dưới áp lực thực tế, văn hóa của văn phòng/doanh nghiệp.
(Tài liệu tham khảo: Quản trị nhân sự, TS. Trương Minh Đức, Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)