Hồ sơ Panama (Panama Paper) là gì? Nội dung của Hồ sơ Panama
Mục Lục
Hồ sơ Panama (Panama Paper)
Hồ sơ Panama trong tiếng Anh là Panama Paper. Hồ sơ Panama là một vụ rò rỉ lớn các hồ sơ tài chính từ cơ sở dữ liệu của Mossack Fonseca, công ty luật nước ngoài lớn thứ tư trên thế giới.
Hồ sơ Panama đề cập đến 11,5 triệu tài liệu mật được mã hóa bị rò rỉ thuộc sở hữu của công ty luật có trụ sở tại Panama, Mossack Fonseca. Các tài liệu được công bố vào ngày 3 tháng 4 năm 2016, trên tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung (SZ), đặt tên cho chúng là Hồ sơ Panama Panama.
Tài liệu đã tiết lộ mạng lưới của hơn 214.000 thiên đường thuế liên quan đến người dân và các thực thể kinh doanh từ 200 quốc gia khác nhau. Một nỗ lực kéo dài hàng năm của SZ và Liên đoàn Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) đã đi vào giải mã các tệp được mã hóa trước khi các bí mật được công khai.
Nội dung của Hồ sơ Panama
- Hồ sơ Panama là tài liệu chứa thông tin tài chính cá nhân về một số cá nhân giàu có và các quan chức Nhà nước trước đây được giữ kín. Trong số những người được nêu tên, có hàng tá nhà lãnh đạo thế giới hiện tại hoặc trước đây, 128 quan chức, các chính trị gia và hàng trăm người nổi tiếng, doanh nhân và các cá nhân giàu có khác.
- Các công ty ngoại biên (Offshore business entities, Offshore company) nhìn chung là hợp pháp và hầu hết các tài liệu cho thấy không có hành vi không phù hợp hay bất hợp pháp. Tuy nhiên, một số công ty vỏ bọc (Shell Corporation hay Shell Company) - thành lập bởi Mossack Fonseca được các phóng viên tiết lộ đã bị sử dụng cho mục đích bất hợp pháp, bao gồm gian lận, trốn thuế và tránh các lệnh trừng phạt quốc tế.
Sự xuất hiện của hồ sơ Panama
- Năm 2015, Süddeutsche Zeitung (SZ) đã được liên lạc bởi một nguồn nặc danh - tự gọi mình là John Doe - là người đề nghị rò rỉ các tài liệu. Theo thông báo của SZ, Doe không yêu cầu bất kì khoản bồi thường tài chính nào.
- Tổng khối lượng dữ liệu của hồ sơ Panama lên tới khoảng 2,76 terabyte, khiến nó trở thành vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trong lịch sử. Dữ liệu liên quan đến giai đoạn kéo dài từ những năm 1970 đến mùa xuân năm 2016.
- Ban đầu, chỉ một vài cái tên của các chính trị gia, quan chức Nhà nước, doanh nhân và những người khác có liên quan được chọn để tiết lộ. Một trong những hậu quả ngay lập tức của các tiết lộ là ngày 4 tháng 4 năm 2016, thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson từ chức.
- Vào ngày 9 tháng 5, tất cả 214.488 thực thể ngoại biên có tên trong Hồ sơ Panama đã có thể tìm kiếm thông qua cơ sở dữ liệu trên trang web của Liên đoàn Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ).
(Tài liệu tham khảo: The Panama Papers: What You Should Know, Investopedia)