Hiệu ứng của cải (Wealth effect) là gì? Tác động tâm lí của hiệu ứng của cải
Mục Lục
Hiệu ứng của cải (Wealth effect)
Hiệu ứng của cải trong tiếng Anh là Wealth effect. Một số tài liệu tiếng Việt còn gọi là hiệu ứng tài sản, hiệu ứng thịnh vượng, ảnh hưởng của sự giàu có, v.v...
Hiệu ứng của cải là một lí thuyết kinh tế hành vi cho thấy mọi người chi tiêu nhiều hơn khi giá trị tài sản của họ tăng lên. Ý tưởng là người tiêu dùng cảm thấy an toàn hơn về tài chính và tự tin về sự giàu có của họ khi nhà cửa hoặc danh mục đầu tư của họ tăng về giá trị. Chúng được tạo nên để cảm giác giàu có hơn, ngay cả khi thu nhập và chi phí cố định của họ vẫn giống như trước đây.
Tác động tâm lí của hiệu ứng của cải
Hiệu ứng của cải phản ánh hiệu ứng tâm lí rằng giá trị tài sản tăng (chẳng hạn như những giá trị tài sản xảy ra trong thị trường giá lên) đối với hành vi chi tiêu của người tiêu dùng. Khái niệm này tập trung vào việc làm thế nào cảm giác an toàn (gọi là niềm tin của người tiêu dùng) được củng cố bằng cách tăng đáng kể giá trị của danh mục đầu tư. Niềm tin tăng thêm đóng góp vào mức chi tiêu cao hơn và mức tiết kiệm thấp hơn.
Lí thuyết này cũng có thể được áp dụng cho các doanh nghiệp. Các công ty có xu hướng tăng mức thuê và chi tiêu vốn (CapEx) để phản ứng lại với các giá trị tài sản đang tăng theo cách tương tự xem xét theo hướng của người tiêu dùng.
Điều này có nghĩa tăng trưởng kinh tế sẽ tăng cường trong thị trường giá tăng và giảm đi ở thị trường giá xuống.
Ví dụ về hiệu ứng của cải
Những người đề xướng hiệu ứng của cải có thể chỉ ra một vài lí do khi lãi suất và thuế tăng đáng kể trong khi các thị trường giá tăng không thể ngưng lại được chi tiêu của người tiêu dùng. Các sự kiện trong năm 1968 cung cấp một ví dụ hay về hiệu ứng của cải.
Thuế đã tăng 10% nhưng mọi người vẫn tiếp tục chi tiêu nhiều hơn. Mặc dù thu nhập khả dụng giảm do gánh nặng thuế bổ sung, của cải vẫn tiếp tục tăng lên khi thị trường chứng khoán liên tục tăng cao hơn.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)