Hiệp ước Maastricht (Maastricht Treaty) là gì? Tác dụng của Hiệp ước Maastricht
Mục Lục
Hiệp ước Maastricht
Khái niệm
Hiệp ước Maastricht trong tiếng Anh là Maastricht Treaty.
Hiệp ước Maastricht có tên gọi chính thức là Hiệp ước Thành lập Liên minh châu Âu, là một thỏa thuận quốc tế thành lập nên Liên minh châu Âu (EU) ngày nay.
Đặc điểm Hiệp ước Maastricht
Hiệp ước Maastricht đã được phê chuẩn bởi những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia tạo nên Cộng đồng châu Âu (EC) vào tháng 12 năm 1991.
Hiệp ước yêu cầu cử tri ở mỗi quốc gia bỏ phiếu phê chuẩn việc thành lập Liên minh châu Âu, vốn là một chủ đề tranh luận sôi nổi ở nhiều khu vực lúc bấy giờ.
Cuộc bỏ phiếu đã kết thúc với việc thành lập Liên minh châu Âu được thông qua.
Hiệp ước Maastricht được kí kết vào ngày 7 tháng 2 năm 1992, bởi các nhà lãnh đạo của 12 quốc gia thành viên gồm : Bỉ, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan, Tây Đức, Đan Mạch, Ireland, Vương quốc Anh, Hi Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Hiệp ước Maastricht có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 1993.
Tác dụng của Hiệp ước Maastricht và Liên minh châu Âu
Hiệp ước Maastricht có một số tác động chính đến cộng đồng châu Âu.
- Một là quyền công dân. Khi Hiệp ước Maastricht được thông qua và Liên minh châu Âu (EU) được thành lập, Liên minh châu Âu đã cấp quyền công dân EU cho mọi người có quốc tịch của các quốc gia thành viên.
Điều khoản này cho phép mọi người dân là công dâ nước thành viên có thể tự do chạy đua vào văn phòng hành chính địa phương hay tự do tham gia bầu cử Nghị viện châu Âu bất kể quốc tịch.
- Hiệp ước Maastricht cũng tạo ra một liên minh kinh tế và liên minh tiền tệ, làmột hệ thống ngân hàng trung ương và đồng tiền chung euro (EUR).
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có mục tiêu chính là duy trì sự ổn định giá cả để bảo vệ giá trị của đồng tiền chung euro.
- Hiệp ước Maastricht cũng đưa ra một lộ trình từ giới thiệu cho đến thực hiện đưa đồng euro vào sử dụng.
Ban đầu là việc di chuyển vốn tự do giữa các quốc gia thành viên, sau đó là sự tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng trung ương của các quốc gia và liên kết chính sách kinh tế giữa các quốc gia thành viên.
Bước cuối cùng là sự ra đời của đồng euro, cùng với việc thực hiện chính sách tiền tệ đơn lẻ sẽ được thực hiện bởi ECB.
- Hiệp ước Maastricht cũng đưa ra các tiêu chí mà các quốc gia phải đáp ứng để tham gia vào liên minh đồng euro.
Đây là một biện pháp để đảm bảo rằng các quốc gia tham gia đồng euro có lạm phát, mức nợ công, lãi suất và tỷ giá hối đoái ổn định.
- Một mục tiêu chính yếu khác là sự hợp tác và phối hợp chính sách chung.
Môi trường kinh tế, xây dựng chính sách và các chính sách xã hội chỉ là một trong số những lĩnh vực mà các quốc gia tham gia Liên minh châu Âu (EU) mong muốn tăng cường hợp tác và phối hợp.
(Theo Investopedia)