Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam (Viet Nam Biogas Association – VBA) là gì?
Mục Lục
Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam
Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam trong tiếng Anh gọi là: Viet Nam Biogas Association – VBA.
Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các cá nhân, tổ chức của Việt Nam, tự nguyện thành lập nhằm mục đích:
Xây dựng ngành khí sinh học có tổ chức tốt theo hướng thương mại hoá, cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ và trang thiết bị khí sinh học; hỗ trợ các cộng đồng dân cư, các tổ chức, các doanh nghiệp của Việt Nam trong việc xây dựng các dự án và chương trình phát triển khí sinh học;
Hợp tác, liên kết, giữ vai trò cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức thuộc lĩnh vực khí sinh học; thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế với các tổ chức khí sinh học trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng và cùng có lợi, tuân thủ các qui định của pháp luật Việt Nam; góp phần phát triển nền kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.
Lĩnh vực hoạt động
- Trao đổi các thông tin khoa học - công nghệ, sản xuất - kinh doanh, dịch vụ thương mại trong và ngoài nước;
- Tham gia tư vấn, phản biện với các cơ quan quản lí nhà nước về qui hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực khí sinh học nói riêng và lĩnh vực môi trường, năng lượng và nông nghiệp nói chung ở Việt Nam theo qui định của pháp luật;
- Thực hiện các hoạt động đào tạo, thông tin báo chí theo qui định của pháp luật;
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, triển khai;
- Xúc tiến thương mại và sản xuất – kinh doanh, dịch vụ thương mại theo qui định của pháp luật;
- Tăng cường hội nhập với các các hội trong nước, khu vực và quốc tế.
Nhiệm vụ
- Tập hợp đội ngũ ngành Khí sinh học Việt Nam (KSHVN) thành một ngành hàng kinh tế - kĩ thuật góp phần phát triển chăn nuôi, giảm khí phát thải, nâng cao hiệu quả sử dụng công trình KSH, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp; lấy hộ nông dân và doanh nghiệp là nòng cốt;
Hiệp hội là đại diện - cầu nối với cơ quan quản lí Nhà nước, giữa Chính phủ và xã hội.
- Tổng kết thực tiễn, phổ cập đa dạng hóa công nghệ KSH theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa, phù hợp với các vùng sinh thái và điều kiện của hộ nông dân, doanh nghiệp; phù hợp với chiến lược năng lượng quốc gia và công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, bao gồm:
Kĩ thuật cứng, kĩ thuật mềm, tổ chức và quản lí; ở các mức hộ trang trại trung bình, khá giả, giàu; doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp lớn; làng nghề, khu công nghiệp qui mô tập trung, bãi phế thải công nghiệp… tiến tới đạt tiêu chuẩn hóa công trình Khí sinh học Việt Nam.
- Phát triển thị trường KSH, giảm khí phát thải trên địa bàn cả nước, nâng cao dần tỉ lệ hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp trước hết là chăn nuôi ứng dụng công nghệ KSH an toàn, hiệu quả, bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Chủ động đẩy mạnh hoạt động hợp tác liên kết trong, ngoài nước trên lĩnh vực khí sinh học trước hết trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mở rộng ra công nghiệp, dịch vụ, du lịch và các ngành khác, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trước hết trong ASEAN, mở rộng ngoài ASEAN và các tổ chức, cá nhân khác.
- Hỗ trợ, liên kết, bảo vệ các thành viên tham gia HHKSH, đẩy mạnh hoạt động thông tin, đào tạo, huấn luyện, giao lưu, phát triển hội viên, gắn kết nối và hợp tác hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, sử dụng, quản lí công trình KSH.
(Tài liệu tham khảo: Trang thông tin điện tử Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam)