Hiệp định đầu tư đa phương (Multilateral Agreement on Investment - MAI) là gì? Vai trò và hạn chế
Mục Lục
Hiệp định đầu tư đa phương
Hiệp định đầu tư đa phương trong tiếng Anh là Multilateral Agreement on Investment, viết tắt là MAI.
Hiệp định đầu tư đa phương là hiệp định được kí kết giữa các chính phủ của một nhóm nước với nhau. Nó không giới hạn cho các nước hay khu vực cụ thể nào và có thể kết nạp tất cả các bên với điều kiện chấp nhận các qui định của thỏa thuận.
Hiệp định đầu tư đa phương tạo thuận lợi cho việc hình thành và áp dụng các "qui tắc chung", được tất cả các quốc gia hoặc đa số các quốc gia thừa nhận và áp dụng.
Vai trò của Hiệp định đầu tư đa phương
Để đạt được sự nhất trí cao trong quá trình thực hiện các thỏa thuận đầu tư, các quốc gia đang phát triển phải đưa ra một số nội dung liên quan đến quyền lợi của họ trong quá trình đàm phán. Bởi vì Hiệp định đầu tư đa phương đề ra những nguyên tắc chống phân biệt đối xử, hỗ trợ và bảo hộ sở hữu có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu.
Bên cạnh đó, Hiệp định này sẽ giúp thống nhất được các cơ chế trọng tài xét xử đối với các trường hợp tranh chấp, tức là một khung pháp lí sẽ được hình thành nhằm giải quyết các tranh chấp mậu dịch.
Với hiệp định đầu tư đa phương, các nước đang phát triển có thể hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các công ty xuyên quốc gia (TNCs), vì vậy nó sẽ giúp các nước chủ nhà có khả năng nâng cao vị thế của mình trong đàm phán với các công ty này.
Như vậy, các thỏa thuận đa phương có thể sẽ mở ra những cơ hội bình đẳng cho các bên trong việc tiến hành đàm phán kí kết, từ đó Hiệp định đầu tư đa phương mới tạo lập được kế hoạch vững chắc hơn dẫn đến việc nâng cao tính hấp dẫn của FDI giúp cho tất cả các quốc gia, trong đó có nhà đầu tư tin tưởng hơn vào quá trình tự do hóa.
Hơn nữa, một Hiệp định đầu tư đa phương như vậy sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự giao lưu và tiếp cận với các qui định về đầu tư hiện hành. Nó sẽ giúp cho các quyết định đầu tư của doanh nghiệp có cơ sở vững chắc và sẽ tác động tích cực hơn đến hoạt động FDI.
Hạn chế của Hiệp định đầu tư đa phương
Trong hoạt động đầu tư, về nguyên tắc nó sẽ liên quan đến toàn bộ qui trình sản xuất của cá nhà đầu tư, nên hoạt động này sẽ rộng và nhạy cảm hơn so với lĩnh vực thương mại.
Bên cạnh đó, Hiệp định đầu tư đa phương còn phải vượt qua nhiều trở ngại liên quan đến ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đối với nước chủ nhà là nước đang phát triển.
Nếu như thực hiện các hiệp định đầu tư đa phương sẽ nảy sinh các vấn đề khó khăn, trong khi đó hiệp định đầu tư khu vực hoặc đầu tư song phương có thể khắc phục được.
Hiệp định đầu tư đa phương tạo thuận lợi cho việc hình thành và áp dụng các "qui tắc chung", được tất cả các quốc gia hoặc đa số các quốc gia thừa nhận và áp dụng.
Tuy nhiên, chính sự cần thiết phải đạt được sự nhất trí giữa số lượng lớn các quốc gia, với các lợi ích và chính sách khác nhau về FDI đã làm cho các hiệp định đa phương về FDI khó được thông qua, do đó không có hiệu lực.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Đầu tư quốc tế, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội)