1. Kinh doanh thương mại

Hiệp định ASCM (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - ASCM) là gì?

Mục Lục

Hiệp định ASCM (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - ASCM)

Hiệp định ASCM - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Agreement on Subsidies and Countervailing Measures, viết tắt là ASCM.

Hiệp định ASCM hay còn gọi là hiệp định về trợ cấp và thuế đối kháng, được thỏa thuận cùng lúc với hiệp định Nông nghiệp AoA tại vòng đàm phán Uruguay. 

Hiệp định ASCM được xem là một bước phát triển lớn so với những cơ chế trước đó, bởi hiệp định lần đầu tiên đã cung cấp một định nghĩa toàn diện về trợ cấp, đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể cho việc tiến hành các cuộc điều tra để áp đặt thuế đối kháng và cung cấp một nguyên tắc đa phương về vấn đề trợ cấp có tính khả thi. (Theo World Trade Organization - WTO)

Nội dung hiệp định ASCM

ASCM là một bước phát triển quan trọng của Bộ luật trợ cấp (SC) của Vòng đàm phán Tokyo. Không giống như SC, hiệp định ASCM có giá trị ràng buộc đối với tất cả mọi thành viên của WTO. 

Hiệp định ASCM đã mở rộng một cách đáng kể các qui định trong GATT về vấn đề trợ cấp trong nước cung cấp cấp những hướng dẫn về loại trợ cấp trong nước nào là "không công bằng", và khuyến khích hơn nữa cách thức giải quyết tranh chấp trong GATT thay vì sử dụng các biện pháp đối kháng đơn phương.

Hiệp định ASCM được chia làm 11 phần đề cập những qui định chung, trợ cấp bị cấm, các trợ cấp có thể đối kháng, các thể chế, thông báo và giám sát, về các thành viên đang phát triển, các thỏa thuận chuyển tiếp, giải quyết các tranh chấp và các qui định cuối cùng.

Ngoài ra, hiệp định ASCM còn bao gồm bảy phụ lục quan trọng:

1. Danh mục minh họa trợ cấp xuất khẩu.

2. Hướng dẫn về tiêu thụ đầu vào trong quá trình sản xuất.

3. Hướng dẫn xác định hệ thống thoái thu đối với sản phẩm thay thế được coi là trợ cấp xuất khẩu.

4. Tính toán giá trị gia tăng trong trợ cấp.

5. Tiến trình thu thập thông tin về tổn hại nghiêm trọng.

6. Thủ tục điều tra tại chỗ.

7. Điều khoản ưu đãi dành cho các thành viên đang phát triển. (Theo Giáo trình Tổ chức thương mại Thế giới, NXB Chính trị Quốc gia)

Thuật ngữ khác