Hành vi đẩy nhanh và trì hoãn (Leads and lags) trong kinh doanh quốc tế là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Đẩy nhanh và trì hoãn
Đẩy nhanh và trì hoãn trong tiếng Anh là Leads and Lags.
Hành vi đẩy nhanh và trì hoãn trong kinh doanh quốc tế thường được dùng để đề cập tới sự thay đổi của thanh toán hoặc biên lai thông thường trong giao dịch ngoại hối, dựa trên sự thay đổi dự kiến của tỉ giá hối đoái.
Khi một công ty hoặc tổ chức chính phủ có khả năng kiểm soát lịch nhận hoặc thực hiện thanh toán, thì tổ chức đó có thể chọn thanh toán sớm hơn dự kiến hoặc trì hoãn thanh toán muộn hơn dự kiến. Những thay đổi này được thực hiện dựa trên dự đoán về việc chớp cơ hội kiếm lời từ việc thay đổi tỉ giá hối đoái. Hành vi này có thể nhận thấy ở cả giao dịch nhỏ và lớn.
Nếu một công ty ở một quốc gia sắp mua tài sản của công ty ở một quốc gia khác, và tiền tệ quốc gia của công ty mục tiêu dự kiến sẽ giảm giá trị so với quốc gia của công ty mua lại, thì việc trì hoãn mua sẽ là vì lợi ích của công ty mua lại.
Việc tăng cường tiền tệ được thanh toán sẽ dẫn đến giảm khoản thanh toán cho đơn vị được đề cập, trong khi đồng tiền bị suy yếu sẽ dẫn đến tăng chi phí trong thời gian chậm thanh toán.
Leads and Lags còn được gọi là trò chơi thời hạn thanh toán.
Đặc điểm của Hành vi đẩy nhanh và trì hoãn
Khi một doanh nghiệp có một giao dịch ngoại hối dự kiến là kết quả của một thỏa thuận, nó có thể cần phải mua hoặc bán một loại tiền tệ nhất định. Nếu công ty tin rằng tiền tệ có thể di chuyển theo một hướng nhất định, họ có thể chọn đẩy nhanh giao dịch hoặc trì hoãn nó để tận dụng kết quả tiềm năng. Biến động giá bình thường từ cung và cầu giữa các quốc gia có thể rất khó dự báo, nhưng một số sự kiện chính trị nhất định thì đã có sẵn lộ trình xảy ra và có thể dễ dàng dự đoán hơn (ví dụ như sự kiện bỏ phiếu Brexit của Anh).
Đẩy nhanh một giao dịch được gọi là "leads" trong tiếng Anh, trong khi trì hoãn nó được gọi là "lags". Ví dụ: nếu một công ty Mỹ đã đồng ý mua một tài sản Canada, họ sẽ cần mua tiền Canada và bán tiền Mỹ để hoàn tất giao dịch. Nếu công ty tin rằng đồng đô Canada sẽ tăng giá so với đồng đô Mỹ, họ sẽ đẩy nhanh giao dịch trước khi giá của tài sản tăng theo đồng đô Mỹ.
Ngược lại, nếu công ty tin rằng đồng đô Canada sẽ suy yếu, họ sẽ trì hoãn thanh toán với hi vọng tài sản trở nên rẻ hơn theo đồng đô Mỹ.
Có những rủi ro với hành vi đẩy nhanh hoặc trì hoãn giao dịch ở chỗ việc di chuyển tiền tệ có thể không diễn ra như mong đợi. Ví dụ: nếu công ty mua tài sản Canada chọn cách trì hoãn thanh toán vì tin rằng đồng đô Canada sẽ suy yếu. Nhưng trước khi thanh toán, Ngân hàng trung ương Canada bất ngờ tăng lãi suất, đồng đô Canada tăng giá làm quyết định trì hoãn trở nên bất lợi. Vì lí do này, một số công ty sẽ chọn thực hiện một phần thanh toán tại thời điểm thỏa thuận và chờ thanh toán cho phần còn lại.
(Theo Investopedia)