Hàng tồn kho quá hạn (Obsolete inventory) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Hàng tồn kho quá hạn
Hàng tồn kho quá hạn trong tiếng Anh là Obsolete inventory.
Hàng tồn kho quá hạn là một thuật ngữ chỉ hàng tồn kho ở cuối vòng đời sản phẩm. Hàng tồn kho này đã không được bán hoặc sử dụng trong một thời gian dài và dự kiến sẽ không được bán trong tương lai. Loại hàng tồn kho này cần phải được thống kê và có thể gây ra tổn thất lớn cho một công ty.
Hàng tồn kho quá hạn còn được gọi là hàng tồn kho chết hoặc hàng tồn kho dư thừa.
Đặc điểm của hàng tồn kho quá hạn
Hàng tồn kho là các loại hàng hóa và nguyên vật liệu thuộc sở hữu của công ty, luôn có sẵn để bán. Đây là một trong những tài sản quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh, vì nó chiếm một tỉ lệ rất lớn trong doanh thu của một công ty bán hàng. Nếu hàng tồn kho bị giữ quá lâu, hàng hóa có thể bị giữ đến khi hết tuổi thọ sản phẩm và trở nên lỗi thời.
Hàng tồn kho quá hạn là hàng tồn kho mà một công ty vẫn còn lưu trữ trong khi chúng nên được bán từ lâu. Khi hàng tồn kho có thể được bán trên thị trường, nó sẽ giảm đáng kể về giá trị và có thể được coi là vô dụng đối với công ty.
Để nhận ra sự sụt giảm giá trị, hàng tồn kho quá hạn phải được thống kê hoặc ghi vào báo cáo tài chính theo Nguyên tắc Kế toán được chấp nhận chung (GAAP). Việc thống kê giảm giá trị diễn ra nếu giá trị thị trường của hàng tồn kho thấp hơn chi phí được báo cáo trên báo cáo tài chính. Công ty sẽ xoá sổ hàng tồn kho khỏi báo cáo tài chính khi nó được xác định là không có giá trị và do đó, không thể bán được.
GAAP yêu cầu các công ty thiết lập một mục dự trữ hàng tồn kho cho hàng tồn kho quá hạn trên bảng cân đối kế toán của họ, và chi phí hàng tồn kho quá hạn khi họ vứt bỏ chúng, làm giảm lợi nhuận hoặc dẫn đến thua lỗ. Các công ty báo cáo hàng tồn kho quá hạn bằng cách ghi nợ vào tài khoản chi phí và ghi có vào tài khoản tài sản đối ứng.
Khi một tài khoản chi phí bị ghi nợ, tức ghi lại tiền chi cho hàng tồn kho, hiện đã quá hạn, là một loại chi phí. Tài khoản đối ứng được báo cáo trên bảng cân đối kế toán ngay bên dưới tài khoản tài sản mà nó liên quan và nó làm giảm giá trị báo cáo ròng của tài khoản tài sản.
Ví dụ về tài khoản chi phí bao gồm giá vốn hàng bán, mục hàng tồn kho quá hạn và lỗ khi thống kê hàng tồn kho. Tài khoản đối ứng có thể bao gồm trợ cấp cho hàng tồn kho quá hạn và dự trữ hàng tồn kho quá hạn. Khi thống kê hàng tồn kho quá hạn không đáng kể, các công ty thường tính vào chi phí giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, khi số tiền thống kê lớn, tốt nhất là các công ty nên tính chi phí đó vào một mục riêng.
(Theo Investopedia)