Hạn mức tín dụng theo từng quốc gia (Country Limit) là gì?
Mục Lục
Hạn mức tín dụng theo từng quốc gia
Hạn mức tín dụng theo từng quốc gia trong tiếng Anh là country limit.
Trong lĩnh vực ngân hàng, hạn mức tín dụng theo từng quốc gia đề cập đến giới hạn được đặt ra bởi một ngân hàng về số lượng khoản vay có thể được cung cấp cho người vay ở một quốc gia cụ thể. Hạn mức tín dụng của ngân hàng cũng tương tự như hạn mức tín dụng ngành - được sử dụng bởi một số nhà đầu tư chứng khoán nhằm quản lí rủi ro của họ trong các ngành công nghiệp cụ thể.
Đặc điểm của hạn mức tín dụng theo từng quốc gia
Hạn mức tín dụng theo từng quốc gia thường áp dụng cho tất cả những người vay, bất kể họ là người vay kín hay công khai, cá nhân hay tổ chức. Họ cũng áp dụng cho tất cả các loại khoản vay, bao gồm cả thế chấp, khoản vay kinh doanh hoặc hạn mức tín dụng, khoản vay cá nhân hay bất kì hình thức vay nào khác.
Mặc dù các yếu tố như khả năng trả được nợ (creditworthiness) của người vay đương nhiên sẽ được xem xét khi đánh giá các đơn xin vay tiền cá nhân, nhưng chúng không liên quan đến các mục đích cho hạn mức tín dụng theo từng quốc gia.
Ý nghĩa đằng sau hạn mức tín dụng theo từng quốc gia là giúp các ngân hàng đảm bảo rằng rủi ro của họ thì đa dạng hóa về mặt địa lí. Nếu một phần đáng kể trong danh mục cho vay của một ngân hàng chỉ tập trung ở một số đất nước, thì ngân hàng có thể phải chịu rủi ro chính trị, kinh tế và tiền tệ liên quan đến các quốc gia đó. Do đó, các ngân hàng sử dụng hạn mức tín dụng theo từng quốc gia để đa dạng hóa danh mục cho vay của họ, giống như các nhà đầu tư tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán của họ.
Các yếu tố xác định hạn mức tín dụng theo từng quốc gia
Nhiều yếu tố được sử dụng để xác định hạn mức tín dụng theo từng quốc gia của một nước nhất định. Sự ổn định chính trị của quốc gia là mối quan tâm lớn nhất, bởi vì tình trạng bất ổn chính trị ở nước ngoài có thể dẫn đến vỡ nợ, bất kể sự ổn định cả cá nhân hay tổ chức.
Trên thực tế, ngay cả ở các quốc gia ổn định về chính trị, môi trường chính trị cũng cần được xem xét khi đặt trong hạn mức tín dụng theo từng quốc gia. Bởi vì môi trường chính trị có tác động mạnh mẽ đến sự ổn định tài chính và chính sách kinh tế.
Bên cạnh những rủi ro chính trị nhận thấy được, một yếu tố to lớn khác là sức mạnh kinh tế của quốc gia đang bàn đến. Quốc gia có nền kinh tế mạnh mẽ và đa dạng có thể có được một hạn mức tín dụng cao hơn, bởi vì người vay tại các quốc gia này sẽ có nhiều khả năng trả nợ hơn. Mặt khác, quốc gia có nền kinh tế yếu kém, sẽ nhận được hạn mức tín dụng thấp hơn, đặc biết nếu họ đang chịu lạm phát nghiêm trọng và giá trị tiền tệ biến động.
Các ngân hàng cũng xem xét môi trường pháp lí của các quốc gia khi xem xét hạn mức tín dụng theo từng quốc gia. Nói chung, các ngân hàng thích hoạt động tại các quốc gia có ít luật lệ hơn, trong đó các ngân hàng tương đối tự do hoạt động kinh doanh.
Mặt khác, quốc gia với hệ thống điều tiết kém phát triển có thể dễ bị gia tăng tình trạng gian lận và tham nhũng, điều này có thể làm suy yếu lòng tin của giới kinh doanh và làm giảm hạn mức tín dụng theo từng quốc gia.
Ví dụ thực tế về hạn mức tín dụng theo từng quốc gia
Các ngân hàng Mỹ có hạn mức tín dụng theo từng quốc gia thường cao nhất so với các quốc gia có nền kinh tế và hệ thống được coi là tương đối dễ đoán và mạnh mẽ. Ví dụ như các nước thành viên của Nhóm G7, như Anh, Mỹ và Canada.
Một số nước châu Á, như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng có khả năng nhận được hạn mức tính dụng cao nhờ vào nền kinh tế mạnh mẽ và môi trường chính trị ổn định.
Các ngân hàng cũng có thể tăng hạn mức tín dụng theo từng quốc gia nếu họ cảm thấy rằng một quốc gia hoặc khu vực cụ thể đã sẵn sàng để tăng trưởng kinh tế đáng kể. Ví dụ, các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ có thể thấy Hạn mức tín dụng tăng lên trong những năm tới khi tỉ trọng của họ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tiếp tục tăng.
(Theo Investopedia)