Hạ cánh mềm (Soft Landing) là gì? Đặc điểm và ý nghĩa
Mục Lục
Hạ cánh mềm
Hạ cánh mềm hay cú tiếp đất nhẹ nhàng trong tiếng Anh là Soft Landing.
Trong kinh tế, hạ cánh mềm là một xu thế xuống dốc theo chu kì để tránh suy thoái.
Nó thường mô tả các nỗ lực của các ngân hàng trung ương trong việc ngăn chặn nền kinh tế bị nóng lên quá mức, hoặc phải chịu đựng lạm phát cao. Các ngân hàng này sẽ tăng lãi suất vừa đủ mà không gây ra sự gia tăng đáng kể nào trong thất nghiệp hoặc không gây ra hạ cánh cứng (hard landing).
Thuật ngữ này cũng có thể đề cập đến một lĩnh vực của nền kinh tế sẽ chậm lại nhưng không sụp đổ.
Nguồn gốc và ví dụ thực tế
Chính phủ và ngân hàng trung ương thường cố gắng hạ cánh mềm bằng cách tinh chỉnh chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ. Khái niệm này được hình thành bởi Alan Greenspan, cựu chủ tịch của Fed. Ông đã nghĩ ra chiến lược "hạ cánh mềm" thực sự và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ vào năm 1994 đến 1995. Khi ấy, Fed tăng lãi suất đủ để làm chậm nền kinh tế, nhưng không đủ để gây ra sự bóp chặt kinh tế.
Tuy nhiên, thật không may, những nỗ lực của các ngân hàng trung ương khi vạch ra chiến lược hạ cánh mềm lại vô tình gây ra bong bóng và các vụ sụp đổ sau đó. Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn bị đổ lỗi là do việc cắt giảm lãi suất quá mức vào năm 2001, gây ra bong bóng nhà ở tại Mỹ.
Trên thực tế, chưa bao giờ có một cú hạ cánh mềm nào sau bong bóng thị trường kinh tế hoặc chứng khoán. Điều này là do, một bong bóng sẽ không được coi là bong bóng nếu theo sau nó là một hạ cánh mềm.
Fed cố gắng thực hiện một cú hạ cánh mềm khác vào năm 2019. Lần này, Fed nỗ lực tăng việc làm, đồng thời tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Điều đáng lo sợ là việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu của chính phủ có thể dẫn đến vòng xoáy tiền lương-giá cả. Điều này cuối cùng sẽ buộc Fed tăng lãi suất đến mức đủ để gây ra suy thoái kinh tế và gây ra sự bán tháo trên thị trường vốn.
Hạ cánh cứng
Ngược lại, hạ cánh cứng thường được xem là kết quả của việc thắt chặt các chính sách kinh tế có thể mang lại nền kinh tế bay cao, bằng việc đột ngột kìm hãm sự tăng trưởng của nó, chẳng hạn như can thiệp chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Các nền kinh tế trải qua một cú hạ cánh cứng thường rơi vào thời kì trì trệ hoặc thậm chí suy thoái.
Hầu hết các lãnh đạo muốn thấy một cú hạ cánh mềm, nơi nền kinh tế quá nóng đang dần nguội đi mà không phải hi sinh việc làm hoặc gây ra nỗi đau kinh tế không cần thiết cho người dân và các tập đoàn thì mang nợ. Nhưng không may, một nền kinh tế càng trở nên nóng hơn thông qua các nhân tố kích thích hoặc sự can thiệp kinh tế khác, thì nó càng dễ bị hạ cánh cứng do những kìm hãm nhỏ về tăng trưởng.
(Theo Investopedia)