Giấy phép ô nhiễm (Pollution Permits) là gì?
Mục Lục
Giấy phép ô nhiễm
Giấy phép ô nhiễm trong tiếng Anh gọi là: Pollution Permits.
Giấy phép ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng, thông qua đó Nhà nước công nhận quyền các nhà máy, công ty… được phép thải một lượng chất thải nhất định vào môi trường.
Đầu tiên xác định tổng mức độ ô nhiễm tối đa có thể chấp nhận, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép gọi là hạn ngạch hay quota gây ô nhiễm.
Các giấy phép này được phân phối miễn phí cho các doanh nghiệp hay đấu giá. Tổng số mức thải ghi trên các giấy phép phải bằng tổng mức thải tối đa có thể chấp nhận.
Sau khi có mức phân bổ quota gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyền mua hay bán các giấy phép thải tự do mua bán trên thị trường.
Về nguyên tắc một doanh nghiệp sẽ bán giấy phép nếu chi phí làm giảm ô nhiễm biên MAC nhỏ hơn giá trị hiện tại của giấy phép và nên mua nếu chi phí này cao hơn giá trị giấy phép. Xã hội cùng được lợi vì khống chế được lượng gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất.
Ví dụ
Bây giờ chúng ta hãy xem ví dụ sau đây để thấy rõ hơn lợi ích của việc cho phép chuyển nhượng giấy phép ô nhiễm.
Hai doanh nghiệp A và B, mỗi doanh nghiệp thải 5 tấn chất thải, nhưng tổng lượng chất thải tối đa môi trường có thể chấp nhận chỉ là 8 tấn. Chi phí để giảm 1 tấn chất thải của A và B lần lượt là 20 triệu đồng và 30 triệu đồng.
Nếu Chính phủ dùng biện pháp mệnh lệnh – hành chính buộc mỗi doanh nghiệp giảm 1 tấn chất thải thì tổng chi phí giảm thải của xã hội là 20 + 30 = 50 triệu.
Bây giờ, nếu Chính phủ dùng công cụ giấy phép và phân phối cho mỗi doanh nghiệp 4 giấy phép xả thải, mỗi giấy cho phép thải 1 tấn chất thải.
Chính phủ cũng cho phép các doanh nghiệp trao đổi giấy phép với nhau, nên giá thị trường của 1 giấy phép được hình thành là 24 triệu. Doanh nghiệp A nhận thấy chi phí giảm 1 tấn chất thải của mình nhỏ hơn giá 1 giấy phép nên giảm 2 tấn, dư ra 1 giấy phép bán cho B.
Doanh nghiệp B thấy chi phí giảm 1 tấn chất thải của mình cao hơn giá 1 giấy phép nên không tự giảm thải mà mua giấy phép đó từ A. Cả 2 đều có lợi. Mặt khác tổng chi phí giảm thải của xã hội cũng giảm đi 16 + 24 = 40 triệu đồng.
Lợi ích của việc mua bán giấy phép
| A | B |
Chi phí giảm 1 tấn chất thải | 20 | 30 |
Chi phí giảm thải thực tế khi chuyển nhượng | 40 | 0 |
- khoản bán giấy phép | 24 | 0 |
+ khoản mua giấy phép | 0 | 24 |
Chi phí ròng qua chuyển nhượng | 16 | 24 |
Lợi ích khi chuyển nhượng | 20 – 16 =4 | 30 – 24 = 6 |
(Tài liệu tham khảo: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, TS. Lê Ngọc Uyển - TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh - ThS. Hoàng Đinh Thảo Vy, Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh)